Top 3 kỹ năng được nhà tuyển dụng ưu tiên tìm kiếm trong 10 năm tới
Sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo đang tác động rất lớn đến môi trường làm việc. Khi nhu cầu về các kỹ năng nhận thức, thể chất, kỹ năng thủ công cơ bản giảm đi, thì thị trường việc làm vẫn rất sôi động.
Sự cạnh tranh gay gắt trong việc tuyển chọn tài năng đặt áp lực rất lớn lên bộ phận nhân sự, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Vai trò quản lý của ngài Manny Medina tại Amazon và Microsoft đã phần lớn định hình cách sàng lọc ứng viên tại Outreach, nền tảng tương tác bán hàng được thành lập vào năm 2014.
Điều quan trọng cần lưu ý là nhiều công ty - đặc biệt là những công ty lớn như Microsoft, Amazon và Google - đều có một điểm chung: Sử dụng AI, học máy và khoa học dữ liệu để nâng cấp sản phẩm của mình. Vì vậy, việc tuyển chọn những người có năng lực phù hợp để phát triển sản phẩm và tạo khác biệt là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Nhưng làm sao để chọn được một viên ngọc sẽ toả sáng nhất trong hằng hà sa số những viên ngọc thô lại là bài toán cực kỳ nan giải.
Theo một báo cáo của McKinsey Global Institute, ba kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất cho đến năm 2030 là:
- Kỹ năng xã hội và cảm xúc
- Kỹ năng nhận thức cao hơn
- Kỹ năng công nghệ
Tại các hãng công nghệ lớn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi những loại câu hỏi như sau để xác định xem bạn có kỹ năng phù hợp hay không. Cùng GPO tìm hiểu nhé.

1. Kỹ năng xã hội và cảm xúc
Nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi xác định khả năng làm việc của bạn với những người khác, mức độ nhạy cảm và đánh giá liệu bạn có kỹ năng quản lý hay không.
Câu hỏi giữa cá nhân và lãnh đạo
Một nhóm thành công cần các thành viên có thể làm việc cùng nhau một cách hài hòa và một người lãnh đạo có thể quản lý, ủy quyền và thúc đẩy mọi người. (Kỹ năng lãnh đạo chắc chắn sẽ là thứ được săn đón nhiều nhất.)
Câu hỏi ví dụ:
“Hãy kể về một lần bạn bất đồng với đồng nghiệp. Bạn đã giải quyết vấn đề như thế nào và kết quả ra sao?”
“Bạn giám sát và đo lường hiệu suất của những người bạn quản lý bằng cách nào?”
Câu hỏi đồng cảm
Tại Amazon, ứng viên được đánh giá khả năng đồng cảm. Về cơ bản, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thể đặt mình vào vị trí của người khác hay không.
Câu hỏi ví dụ:
"Có vấn đề nào cần cải thiện để nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi không?" (Gợi ý: Luôn luôn có vấn đề có thể được cải thiện.)
“Kể tên một đối thủ cạnh tranh trên thị trường và họ đang làm tốt hơn chúng tôi ở điểm nào? Chúng tôi có thể làm gì để ghi dấu ấn đậm nét hơn họ trong tâm trí khách hàng? ”
2. Kỹ năng nhận thức
Phân tích dữ liệu và câu hỏi ra quyết định
Tại Microsoft và Amazon, họ sẽ đặt những câu hỏi thể hiện quan điểm của ứng viên về những yếu tố như điều tra, thu thập dữ liệu và thử nghiệm. Theo các ứng viên, cách tiếp cận nào đáng tin cậy? Họ hiểu thế nào về các loại dữ liệu khác nhau? Khi đặt ra giả thiết, làm thế nào để chứng minh?
Các ứng cử viên có thể đề xuất sử dụng A/B Testing các tình huống cụ thể hoặc thực hiện lại các bài kiểm tra để so sánh các hạng mục khác nhau (như nhóm tuổi, mã zip, khung thu nhập...). Lưu ý ở đây là các nhà tuyển dụng không tìm kiếm "câu trả lời hoàn hảo", họ mong đợi nhìn thấy tiềm năng của ứng viên trong việc đưa ra ý tưởng và bảo vệ bằng chứng cứ xác thực thay vì linh cảm hoặc suy nghĩ nửa vời.
Câu hỏi ví dụ:
“Bạn đánh giá lợi ích của việc thuyết phục khách hàng mua gói bảo hành sau khi mua hàng và thanh toán như thế nào?”
“Nếu bộ phận nhân sự đưa ra chính sách làm việc bất cứ nơi đâu, bạn đánh giá ảnh hưởng của việc này như thế nào?”
Khả năng giao tiếp
Microsoft tạo ra các sản phẩm tinh vi với nhiều tính năng và chỉ con người mới có thể làm cho chúng trở nên thú vị và hấp dẫn đối với khách hàng. Do đó, các nhà tuyển dụng của Microsoft tìm kiếm những người có khả năng giải thích (thông qua giao tiếp bằng văn bản hoặc bằng lời nói) một cách đơn giản và dễ hiểu.
Nhà tuyển dụng thường lướt qua hồ sơ, tìm điểm mới lạ (ví dụ như sở thích chơi cờ vua hay võ thuật) và đưa ra một loạt câu hỏi liên quan đến chủ đề đó. Nếu bạn trả lời quá khó hiểu với những từ ngữ mang tính chuyên môn, đừng mong đợi được đến vòng phỏng vấn thứ 2.
Câu hỏi ví dụ:
“Bạn chơi cờ như thế nào? Những quy tắc quan trọng nhất là gì? Lợi ích của việc chơi cờ là gì? ”
“Vì sao bạn lại tập võ? Điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong môn thể thao này là gì? Bạn đã cải thiện như thế nào từ những trận đấu bạn đã thua?"
3. Kỹ năng công nghệ
Các kỹ năng công nghệ cơ bản và nâng cao
Tùy thuộc vào vị trí bạn đang ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm các kỹ năng công nghệ từ cơ bản (như truyền thông xã hội, xử lý sự cố…) đến nâng cao (như viết mã, lập trình…)
Câu hỏi ví dụ:
“Hãy kể về một quyết định kỹ thuật mà bạn đã đưa ra trong công việc trước đó. Kết quả của quyết định đó là gì? ”
“Lần cuối cùng bạn tải một phần mềm giúp hỗ trợ công việc là khi nào? Đó là gì? Công việc của bạn có hiệu quả hơn sau đó không? Tại sao có và sao không?”
Con người là yếu tố then chốt
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mới khiến con người e ngại vì sẽ dần dần bị robot cướp việc làm. Tuy các nhà tuyển dụng đánh giá cao các kỹ năng kỹ thuật, nhưng điều họ thực sự muốn là một ứng viên có thể cảm nhận và biết đồng cảm. Đây là kỹ năng mà A.I. không thể thay thế.
Công nghệ tạo ra sản phẩm chất lượng cao, con người với những kỹ năng không thể thay thế của mình đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng, thuyết phục họ mua hàng và chăm sóc khách hàng. Tất cả quy trình tạo ra những giá trị thặng dư cho nền kinh tế và phát triển doanh nghiệp cũng như đất nước.
Trà Giang - Theo CNBC
GPO chuyên cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao về quản trị nhân sự, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo kỹ năng huấn luyện, nâng cấp bộ kỹ năng mềm, kỹ năng bán hàng, hãy đăng ký ngay để được liên hệ tư vấn giải pháp của chúng tôi.
>> Xem thêm:
Làm gì khi nhà tuyển dụng không liên hệ lại bạn sau phỏng vấn?
Vì sao kinh nghiệm nhiều, deal lương thấp nhưng phỏng vấn vẫn thất bại?
Thay đổi 4 kiểu tư duy này, đội ngũ bán hàng đánh đâu thắng đó
Bài viết liên quan
KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP