Làm thế nào để hóa giải stress trong công việc?
Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi chúng ta phải đối mặt với những áp lực xảy ra liên tục. Thay vì cố gắng tránh né và loại bỏ chúng, chúng ta nên cố gắng hiểu và “sống chung” với stress. Nếu quản lý một cách hiệu quả, stress sẽ trở thành động lực giúp phát triển năng lực cá nhân và tối ưu hiệu suất lao động.
Stress là gì?
Xét trên góc độ y khoa, stress không gây nên tác động tiêu cực về mặt sinh lý đến cơ thể. Stress là một sự thay đổi nội tiết tố của adrenaline và cortisol đối với hệ thần kinh giao cảm, giúp chúng ta tăng cường năng lượng thể chất và tập trung tinh thần để đối đầu với một mối đe dọa trong nhận thức hoặc thực tế.
Trong cơ chế phản ứng căng thẳng tự nhiên, khi mối đe dọa qua đi, hệ thống thần kinh phó giao cảm được thư giãn, giúp cơ thể trở lại trạng thái phục hồi và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho thử thách tiếp theo.
Tuy nhiên, thông thường chúng ta không bình tĩnh lại mà tiếp tục gặp phải những tác nhân gây căng thẳng mà không có cơ chế phục hồi phản ứng căng thẳng tự nhiên nêu trên. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng mãn tính, liên quan đến thay đổi tâm trạng, giảm khả năng đồng cảm và kiểm soát xung động, và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh khác.
Stress bắt nguồn từ đâu?
Những chuyện bình thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày đều có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến stress: sự tổn thương, mất mát về tinh thần, hoàn cảnh gia đình, mất việc làm, vấn đề tiền bạc,.... Ngoài ra, stress liên quan đến công việc cũng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần, khiến chúng ta cảm thấy kiệt sức, mất niềm tin, đánh giá thấp bản thân, đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống.
Ngay cả khi xuất hiện những thay đổi tích cực trong cuộc sống chẳng hạn như chuyển đến một ngôi nhà lớn hơn, được thăng chức hoặc tham gia kỳ nghỉ nào đó cũng có thể là nguồn gây ra stress nếu ta không biết kiểm soát chúng.
Đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng bởi stress?
Chúng ta có lẽ cảm thấy khá quen thuộc với một số cảm giác và triệu chứng được mô tả như trên. Một vài đối tượng dường như dễ bị ảnh hưởng bởi stress nhiều hơn người khác. Vì đối với họ, việc ra khỏi cửa đúng giờ vào mỗi buổi sáng cũng có thể là một trải nghiệm khá căng thẳng, trong khi những người khác xem đấy là chuyện bình thường.
Một số ví dụ về các đối tượng dễ bị stress như sau:
- Những người đang mắc nợ hoặc thiếu kiểm soát về tài chính.
- Những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số hoặc LGBT có nhiều khả năng bị stress về định kiến hoặc phân biệt đối xử.
- Những người khuyết tật hoặc gặp vấn đề sức khỏe lâu năm có khả năng bị stress về tình trạng bệnh tật của mình hoặc về sự kỳ thị liên quan đến ngoại hình khiếm khuyết.
Một số gợi ý từ chuyên gia để “làm bạn” với stress
1. Nhận biết khi nào stress
Điều quan trọng là bạn phải nhận biết và kiểm soát sự kết nối giữa thể chất và tinh thần cùng với những áp lực mà bạn phải đối mặt. Đừng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo về thể chất như căng cơ, mệt mỏi, đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Suy nghĩ về nguyên nhân khiến bạn stress. Sắp xếp chúng để đưa ra giải pháp thiết thực, bao gồm những việc sẽ tốt hơn theo thời gian và những việc bạn không thể làm được. Sau đó, lập kế hoạch để giải quyết chúng. Nếu cảm thấy quá sức, hãy yêu cầu sự giúp đỡ và từ chối những việc bạn không thể đảm nhận.
2. Xem lại lối sống của bạn
Bạn có đang tham gia quá nhiều việc không? Bạn có thể chia sẻ một số việc cho người khác không? Bạn có thể sắp xếp mọi việc để bản thân rảnh rỗi hơn không? Bạn sẽ cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên và tổ chức lại cuộc sống của mình thay vì cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc.
3. Xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ
Trò chuyện, chia sẻ với gia đình, bạn bè, những người có thể đưa ra sự giúp đỡ và lời khuyên thiết thực để hỗ trợ bạn trong việc kiểm soát stress. Ngoài ra, tham gia một câu lạc bộ hoặc một khóa học sẽ giúp bạn trở nên năng động, hứng thú, mở rộng mối quan hệ xã hội, khuyến khích bạn làm điều gì đó khác biệt hơn. Các hoạt động tình nguyện cũng có thể thay đổi quan điểm của bạn và có tác động tích cực đến tâm trạng.
4. Ăn uống lành mạnh
Tâm trạng và tinh thần của bạn sẽ được cải thiện đáng kể nếu bạn bổ sung và xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học (bao gồm các vitamin, khoáng chất thiết yếu, nước...)
5. Nhận biết về tác hại của hút thuốc và uống rượu
Tránh xa hoặc loại bỏ việc hút thuốc và uống rượu. Chúng có vẻ làm giảm stress nhưng thực tế lại khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Rượu và caffein làm tăng cảm giác lo lắng và gây nhiều vấn đề về bệnh tim mạch.
6. Thể thao
Tập thể dục có thể kiểm soát tác động của stress bằng cách sản xuất endorphin giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Ngay cả một chút hoạt động thể chất cũng có thể tạo ra sự khác biệt, chẳng hạn như đi bộ 15-20 phút ba lần/ tuần.
7. Dành thời gian cho bản thân
Dành thời gian để thư giãn và chăm sóc bản thân. Cân bằng vai trò, trách nhiệm giữa bản thân và người khác là điều quan trọng trong việc giảm mức độ stress.
8. Hãy lưu tâm
Thiền chánh niệm có thể được thực hành ở bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiền góp phần hữu ích trong việc kiểm soát, giảm tác động của stress và lo lắng.
9. Ngủ một giấc thật thoải mái
Nếu khó ngủ, bạn hãy cố gắng giảm lượng caffeine tiêu thụ và tránh hoạt động quá nhiều trong khoảng thời gian trước khi ngủ để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi. Viết ra danh sách việc cần làm cho ngày hôm sau và sắp xếp thứ tự ưu tiên, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã đặt nó sang một bên và giữ tâm trí thoải mái trước khi đi ngủ.
10. Đừng quá khắt khe với bản thân
Tuân theo quan điểm cá nhân nhưng đừng quá khắt khe với bản thân. Hãy tìm kiếm những điều tích cực trong cuộc sống và viết ra những điều khiến bạn cảm thấy biết ơn.
Nếu bạn tiếp tục cảm thấy stress, đừng ngại tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia, bác sỹ để giúp bản thân cảm thấy tốt hơn. Lưu ý rằng điều này không thể hiện bạn là một người thất bại.
Nói chuyện, mô tả với bác sĩ về cảm giác của bạn. Họ sẽ tư vấn và tiến hành điều trị cùng đề xuất các liệu pháp nói chuyện như:
- Liệu pháp hành vi, nhận thức: giúp giảm stress bằng cách thay đổi cách bạn nghĩ về các tình huống stress.
- Tư vấn, chia sẻ: tạo cơ hội để bạn nói về nguyên nhân khiến bạn stress và phát triển các chiến lược đối phó.
- Liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm: kết hợp các nguyên lý của trị liệu nhận thức và chánh niệm giúp bạn ứng phó hiệu quả với stress và các vấn đề về cảm xúc lo âu, trầm cảm.
Về mặt tâm lý, stress ở đúng lúc, đúng chỗ với mức độ phù hợp là động lực của cuộc sống. Stress cho chúng ta biết mình thiếu sót điều gì để cải thiện, học hỏi và thúc đẩy chúng ta phát triển năng lực bản thân. Stress vốn tồn tại trong mã di truyền của con người và có nhiều lợi ích về mặt cơ thể, tâm lý. Do đó, hãy đón nhận cởi mở, hòa hợp và sử dụng stress để mang lại điều tốt nhất cho bản thân mình.
Huyền Chi. Theo evn.com.vn
>> Xem thêm:
- 5 đặc điểm giúp bạn được sếp tin yêu, đồng nghiệp ngưỡng mộ
- Nghệ thuật nói “không” mà được lòng cả thiên hạ
GPO chuyên cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao về quản trị nhân sự, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo kỹ năng huấn luyện, nâng cấp bộ kỹ năng mềm, kỹ năng bán hàng, hãy đăng ký ngay để được liên hệ tư vấn giải pháp của chúng tôi.
Bài viết liên quan
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CHO NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
Trong 2 ngày 14-15/3/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CHO NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.