1
Bạn cần hỗ trợ?

BIẾN NGUỒN NHÂN LỰC TRỞ THÀNH TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

Hiện nay có rất ít doanh nghiệp (DN) Việt Nam thực hiện việc xây dựng và phát triển hệ thống quản lý nhân lực theo hướng chuyên nghiệp. Và nhiều DN chậm phát triển bởi hệ thống quản lý con người đang gặp vấn đề, trong khi DN nào cũng biết rằng “nhân lực là nguồn tài sản của DN”.


 
Phân tích thực trạng của doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam (cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) gần như mắc chung những “lỗi” cơ bản trong nhận thức lẫn phương pháp quản trị nhân sự.
 

Thứ nhất, tổ chức cồng kềnh

Có doanh nghiệp cố gắng “vẽ” một bức tranh hoàn hảo về tổ chức nhân sự, nhưng lại không thể áp dụng vào thực tế.

 

Thứ hai, trong nội bộ doanh nghiệp vẫn chưa hình thành hệ thống thông tin chính thống

Ít doanh nghiệp hình thành hệ thống truyền thông nội bộ - nơi đưa ra các thông tin chính thống để các nhân viên có thể hiểu được chiến lược của công ty, những thông điệp mà ban giám đốc muốn chuyển tải đến cấp dưới. Điều này tạo ra một cơ chế thông tin kiểu “hành lang”, “ăng ten”, khiến nội bộ doanh nghiệp luôn có những dư luận không cần thiết xung quanh kiểu thông tin đó.
 

Thứ ba, cách trả lương của một số doanh nghiệp

Trả lương không theo tiêu chí rõ ràng và không theo kết quả công việc. Bản thân nhân viên không nhìn thấy được lợi ích của mình nếu có những cống hiến, đóng góp cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự hạn chế về mức độ cống hiến của nhân viên trong doanh nghiệp, vì người làm nhiều và người làm ít lương cũng như nhau.

 

Thứ tư là cách bố trí các vị trí trong doanh nghiệp

Nếu hiện nay hệ thống quản lý nhân lực của các doanh nghiệp trên thế giới theo mô hình vị trí trước, con người sau thì các doanh nghiệp Việt Nam lại bố trí “người trước, việc sau” theo kiểu nhìn mặt đặt tên. Điều này dẫn doanh nghiệp vào tình thế là khó bố trí nhân sự thay thế trong trường hợp có một người nào đó nghỉ việc.
Để làm tốt điều này, doanh nghiệp nên đề ra những tiêu chuẩn cho vị trí và chuẩn hóa công việc của nhân sự ở vị trí đó. Có như vậy thì khi một người nghỉ việc, người khác có thể dễ dàng thay vào vị trí. Cách làm này ví như ISO cho hệ thống quản lý vậy.
 
Để chuyên nghiệp hóa hệ thống quản lý, cũng như chăm chút nguồn “tài sản” của các doanh nghiệp Việt Nam, các chuyên gia tư vấn nguồn nhân lực cho rằng, trước hết doanh nghiệp phải tự xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp mình vì hơn bất kỳ nhà tư vấn nào, doanh nghiệp là người hiểu rõ nhất mình đang cần gì, thiếu gì và phải thay đổi gì. Doanh nghiệp cũng phải mạnh dạn tái cấu trúc doanh nghiệp khi cần thiết với những mô hình quản lý phù hợp với cơ cấu hiện tại của DN.

Nguyên tắc quan trọng nhất trong mọi mô hình quản lý của các DN Việt Nam chính là “xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, nhưng vẫn cố gắng để tái đào tạo đội ngũ quản lý vànhân sự trong tổ chức để có thể giữ lại những nhân lực đã gắn bó với DN mình”. Nguyên tắc này sẽ giúp các DN Việt Nam không đi xa khỏi truyền thống văn hóa của người Việt.

 
 
 

Bài viết liên quan

KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP


Bản quyền thuộc về GPO. Thiết kế website bởi Tâm Phát