9 Gợi ý quản lý nhân viên hiệu quả khi Work from Home
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng và ngày càng phức tạp, rất nhiều doanh nghiệp đang phải áp dụng phương pháp Work from Home - làm việc từ xa, làm việc online tại nhà. Không thể giám sát nhân viên 8 tiếng/ngày, làm thế nào để đảm bảo đội ngũ của mình làm việc vẫn hiệu quả? Cùng theo dõi 9 gợi ý dưới đây của GPO để giữ vững tinh thần làm việc của nhân viên và đảm bảo kết quả công việc vẫn chất lượng dù không làm việc trực tiếp tại văn phòng.
1. “Cải tiến” phương pháp quản lý
Làm việc từ xa khác hẳn so với làm việc tại văn phòng. Do đó, cấp trên cũng cần phải thay đổi phương thức quản lý của mình đối với nhân viên. Đừng nên giám sát “kè kè” nhân viên 24/7, lúc nào cũng kiểm tra xem liệu họ có đang làm việc hay không. Cách quản lý đó đã quá lỗi thời và không đem lại hiệu quả cao.
Thay vào đó, hãy để nhân viên của bạn được làm việc một cách chủ động và tự giác. Thay vì giám sát công việc của họ quá chặt chẽ thì hãy thường xuyên thăm hỏi, động viên xem liệu họ có gặp khó khăn hay có cần giúp đỡ hay không.
Bên cạnh đó, việc thực hiện tác phong, đồng phục chuyên như tại công ty là điều không cần thiết. Môi trường làm việc tại nhà phải là môi trường làm việc thoải mái, không gò bó. Đừng yêu cầu nhân viên của bạn phải làm việc theo giờ giấc công sở hay phải mặc đồng phục công sở khi work from home. Hãy để họ được thả lỏng về tinh thần, miễn là họ vẫn hoàn thành công việc đúng kỳ hạn và mục tiêu đặt ra.
2. Theo dõi tiến độ làm việc của nhân viên
Nếu không theo dõi tiến độ làm việc của nhân viên, bạn sẽ không thể biết được mức độ hoàn thành công việc của họ đã đến đâu, có đạt chỉ tiêu đề ra hay không. Do đó, việc thường xuyên theo dõi tiến độ làm việc của nhân viên là một điều hết sức cần thiết.
Bạn có thể thiết lập một ứng dụng chung để kết nối và quản lý toàn bộ nhân viên của mình. Trong trang ứng dụng chung này, hãy lập kế hoạch cụ thể từng công việc và kỳ hạn hoàn thành. Đừng quên nhắc nhở nhân viên tạo thói quen kiểm tra trang ứng dụng để cập nhật các công việc mà mình được giao và báo cáo tiến độ hoàn thành công việc của mình.
3. Phân chia công việc hợp lý, phù hợp với từng cá nhân
Mỗi cá nhân sẽ có những sở trường và sở đoản riêng. Việc phân chia công việc sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu suất và tiến độ làm việc của nhân viên. Hãy phân chia công việc sao cho vừa đủ, không quá nhiều, phù hợp với năng lực và chuyên môn cũng như sở thích của từng người.
Đừng chỉ áp đặt họ làm những việc mà họ không thích vì sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi, không thể hoàn thành công việc theo đúng kỳ vọng của lãnh đạo. Cũng đừng giao cho họ những công việc quá khó, vượt xa khả năng và chuyên môn mà họ có thể hoàn thành. Hãy là một người lãnh đạo thông thái, có cái nhìn bao quát và khách quan.
4. Đặt ra mục tiêu và thời hạn hoàn thành công việc rõ ràng
Khi làm việc tại nhà, chúng ta thường có xu hướng trì hoãn công việc. Nếu không đặt ra mục tiêu và thời hạn hoàn thành cụ thể, nhân viên sẽ cảm thấy thiếu động lực, từ đó dẫn đến chểnh mảng và lơ là trong công việc.
Do đó, là một người quản lý chuyên nghiệp, bạn phải biết cách đặt ra mục tiêu hoạt động cụ thể, lên kế hoạch công việc rõ ràng và phân chia cho nhân viên để hoàn thành công việc theo đúng kỳ hạn đặt ra. Nếu cần thiết, hãy tổ chức các buổi gặp mặt trực tuyến để bàn bạc công việc và trao đổi thông tin được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
5. Biết cách lắng nghe và thấu hiểu
Là một người quản lý, điều đầu tiên bạn cần phải học chính là học cách lắng nghe và thấu hiểu. Lắng nghe những gì nhân viên báo cáo, lắng nghe những khó khăn, thách thức mà họ gặp phải trong công việc, lắng nghe những đề xuất, ý tưởng của họ.
Ngoài những giây phút làm việc căng thẳng, bạn nên chủ động thăm hỏi nhân viên, trò chuyện với họ về cuộc sống thường ngày. Đừng chỉ là một người lãnh đạo cứng nhắc mà hãy cố gắng trở thành một người bạn của nhân viên, luôn biết cách lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của họ.
Có như vậy, bạn mới có thể nắm bắt được tình hình chung và tạo dựng mối liên kết ngày càng gắn bó hơn với cấp dưới của mình.
6. Xây dựng các mối quan hệ và sẵn sàng hỗ trợ nhân viên khi cần
Một trong những khó khăn khi phải làm việc tại nhà chính là sự thiếu tương tác trực tiếp. Bạn không thể gặp mặt nhân viên hằng ngày để trò chuyện, trao đổi công việc trực tiếp như trước kia.
Do đó, hãy tận dụng triệt để các kênh giao tiếp trực tuyến để tiếp cận với tất cả nhân viên và kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn kết nối với tất cả mọi người để đảm bảo tính liên kết giữa cấp trên và cấp dưới trong công ty.
7. Đừng tiếc những lời khen ngợi, động viên nhân viên
Nhân viên có làm việc vui vẻ, tích cực thì doanh nghiệp mới hoạt động và phát triển hiệu quả được. Là một người quản lý, bạn đừng tiếc những lời khen ngợi và động viên nhân viên của mình. Hãy biết cách tạo động lực để họ có thể cống hiến hết sức mình cho công việc.
Work from home tuy có nhiều ưu điểm, xong khuyết điểm lớn nhất chính là sự nhàm chán về lâu dài. Nhiều người cảm thấy bị mất động lực, không có hứng thú với công việc hiện tại của mình. Là một người quản lý, bạn nên tìm cách để khen ngợi, động viên nhân viên của mình.
Hãy cố gắng giúp họ tìm lại niềm vui trong công việc, khiến cho họ cảm thấy công việc mà họ đang làm mang lại nhiều ý nghĩa cho xã hội và cho chính bản thân họ.
8. Khen thưởng và kỷ luật đúng mực
Dù có làm việc trực tiếp hay làm việc online thì bạn vẫn nên duy trì các chính sách khen thưởng và kỷ luật. Có như vậy, nhân viên mới cảm thấy mình vẫn đang làm việc thật sự, chỉ là làm việc từ xa mà thôi.
Bạn có thể đề xuất tăng lương hoặc cộng thưởng đối với những nhân viên hoàn thành mục tiêu đúng hạn hoặc vượt chỉ tiêu, có các sáng kiến, ý tưởng độc đáo, có đóng góp lớn cho công ty…
Ngược lại, với những ai chậm tiến độ, sơ suất trong công việc, bạn không nên kỷ luật quá khắt khe vì sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần và năng suất làm việc của họ.
9. Tận dụng các công cụ quản lý nhân viên khi work from home
Hiện nay, ngoài email, facebook hay zalo ra thì còn rất nhiều các ứng dụng hay ho mà chúng ta có thể sử dụng để kết nối với nhân viên. Để phục vụ cho mục đích họp mặt đông người, bạn có thể sử dụng Skype hoặc Zoom Meeting. Để trao đổi thông tin công việc, trao đổi tài liệu, bạn có thể cân nhắc đến Google Drive Dopbox.
Trà Giang - Theo VNTrip
>> Xem thêm:
11 Bài học lãnh đạo từ CEO Zander Lurie của SurveyMonkey
Tỷ phú này đã thay đổi thái độ làm việc của hơn 700 nhân viên nhờ 1 thói quen mỗi cuối tuần
Công việc chất cao như núi cũng hoàn thành nhanh chóng với định luật Parkinson
GPO chuyên cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao về quản trị nhân sự, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo kỹ năng huấn luyện, nâng cấp bộ kỹ năng mềm, kỹ năng bán hàng, hãy đăng ký ngay để được liên hệ tư vấn giải pháp của chúng tôi.
Bài viết liên quan
KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP