Tư duy tích cực là gì? Tại sao cần rèn luyện tư duy tích cực?
Nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực có ảnh hưởng rất lớn đến hành động và quyết định của bạn. Suy nghĩ tiêu cực sẽ làm bạn chán nản và muốn bỏ cuộc, nhưng nếu nhìn nhận vấn đề theo một chiều hướng khác bạn sẽ tìm ra giải pháp cho nó. Vậy tư duy tích cực là tư duy như thế nào, tại sao cần rèn luyện tư duy tích cực, hãy cùng GPO tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tư duy tích cực là gì?
Tư duy tích cực thông thường được xem xét và nhìn nhận dưới ba góc độ: sinh học, tâm lý và xã hội.
Về mặt sinh học, tư duy tích cực được hiểu là hoạt động tạo ra những năng lượng tâm trí. Nó có tác dụng kích thích mọi hoạt động trong cơ thể con người, trong đó có hoạt động về trí não. Nhờ vậy, con người trở nên sảng khoái, vui vẻ, tập trung học tập và làm việc hơn.
Về mặt tâm lý, tư duy tích cực là loại tư duy giúp cho con người có sự tự tin, khám phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân.
Về mặt xã hội, tư duy tiêu cực có nghĩa là nguồn sáng tạo trong mỗi con người. Trong gia đình, với tư duy tích cực mỗi thành viên sẽ góp phần hình thành nên một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng nhân cách, phát triển tài năng.
Nhìn chung có thể hiểu tư duy tích cực là đón nhận những thử thách trong cuộc sống với thái độ tích cực, nhưng không nhất thiết là né tránh hoặc bỏ qua những điều xấu. Thay vào đó, tư duy tích cực liên quan đến việc cố gắng tìm điểm tốt nhất có thể trong tình huống xấu và nhận định khả năng bản thân theo chiều hướng tích cực hơn.
Tại sao cần rèn luyện tư duy tích cực?
Rèn luyện tư duy tích cực mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích, không chỉ hỗ trợ việc học và công tác mà còn ảnh hưởng tốt tới não bộ.
1. Nhiều lợi ích về sức khỏe
Tư duy tích cực giúp con người có sức khỏe ổn định. Bởi vì khi có tư duy tích cực, bản thân sẽ cảm thấy thoải mái, không áp lực, khiến tinh thần sảng khoái, không lo âu, luôn yêu đời. Theo đó, tư duy tích cực cũng có thể cho là một bài tập thể dục hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai trong suy nghĩ.
2. Bình tĩnh khi giải quyết vấn đề
Khi suy nghĩ tiêu cực bạn có thể rất lo lắng, mất tập trung, mất kiểm soát, nhất là phải giải quyết một vấn đề gì đó. Điều này khiến cho bạn giải quyết việc gì cũng vội vã, không có chủ đích, dẫn đến thất bại. Chính vì vậy, bạn cần phải rèn luyện cho bản thân tư duy tích cực để có thể bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề. Có được sự bình tĩnh, tất cả mọi việc sẽ dần đi vào ổn định hơn.
3. Tư duy tích cực giúp bạn tập trung vào mục tiêu
Như đã nói, tư duy tích cực giúp bạn có thể tập trung vào làm việc hoặc học tập. Khi đã có đủ khả năng tư duy theo chiều hướng tích cực thì việc tập trung vào mục tiêu sẽ rất đơn giản. Thay vì trên con đường đi đến mục tiêu bạn tư duy tiêu cực, luôn cảm thấy khó khăn thì hãy tư duy tích cực lên và nghĩ mọi việc dễ dàng thì đều có thể vượt qua.
4. Luôn tin tưởng vào bản thân
Không ai có thể khiến bạn tin tưởng bằng chính bản thân mình. Chính vì thế, cho dù làm việc gì bạn hãy luôn tin tưởng vào bản thân mình. Tin tưởng vào bản thân là kết quả của việc bạn có một tư duy tích cực. Thực tế, không có người nào có thể làm hộ, học hộ hay cố gắng giúp bạn được. Hãy tin vào bản thân để biến những điều không thể thành có thể theo hướng tích cực nhất.
5. Tự tin
Sự tự tin là điều không nên thiếu ở bất kỳ ai. Sự tự tin chính là chìa khóa mở ra thành công. Một người có tư duy tích cực, tin vào chính bản thân mình thì hoàn toàn tự tin, đường đường chính chính làm tất cả mọi việc, không chút e ngại, sợ sệt.
6. Củng cố các mối quan hệ
Tư duy tích cực còn giúp các em nhỏ củng cố các mối quan hệ. Trong cuộc sống, dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì chúng ta cũng có nhiều mối quan hệ như: quan hệ bạn bè, hàng xóm láng giềng, quan hệ với thầy cô, bạn mới, họ hàng… Những mối quan hệ này là cần thiết để duy trì một cuộc sống chất lượng và hạnh phúc, đồng thời nó cũng giúp đỡ trẻ trong việc học tập và cả trong quãng đời về sau.
Khi trẻ có được tư duy tích cực, người đối diện sẽ cảm thấy bản thân đứa trẻ là một con người tốt, giỏi, đáng để học hỏi và quen biết lâu dài. Chính vì thế mà các mối quan hệ của trẻ sẽ bền chặt và lâu dài hơn.
Trà Giang – Theo UCMAS
>> Xem thêm: 10 thói quen tạo tư duy tích cực của người thành công
Bài viết liên quan
KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP