1
Bạn cần hỗ trợ?

Telesales là gì? Vai trò và nhiệm vụ của telesales

Telesales là một yếu tố tất yếu trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ và phát triển hiện nay. Nhưng không phải telesales nào cũng biết cách đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng kỹ năng này. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ chốt trong việc phát triển vang dội của các công ty, tập đoàn như Prudential, ACB, Viettel…nhưng nó cũng là lưỡi hái tử thần đối với những công ty áp dụng trong khi không nắm bắt được những quy chuẩn cũng như chiến lược bán hàng cụ thể. Để hiểu rõ telesales là gì, vai trò của telesales, và các công việc của vị trí này, GPO đem đến cho bạn đọc bài viết sau đây.


1. Telesales là gì?

Telesales là phương pháp bán hàng qua điện thoại. Hình thức bán hàng này giúp tư vấn viên chủ động gọi cho khách hàng. Bằng cách sử dụng linh hoạt một kịch bản gọi có sẵn, các thông tin về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được trao “tận tay” khách hàng.

Hiện nay, telesales là một trong những giải pháp bán hàng hiệu quả, bởi phương pháp này giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp khách hàng với số lượng lớn với chi phí hợp lý.

2. Vai trò của telesales

2.1. Quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Trên thị trường kinh doanh hiện nay có rất nhiều thương hiệu, sản phẩm dịch vụ trên thị trường do vậy khách hàng sẽ rất khó mà biết đến sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Vì vậy vai trò telesales là phải mang sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đi tiếp thị quảng bá giới thiệu đến tệp khách hàng tiềm năng của mình và giúp khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ cũng như có nhu cầu mua và sử dụng.

2.2. Kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng

Telesales một loại hình bán hàng đặc biệt tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng và để kích thích nhu cầu, nhân viên telesales sẽ cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ cũng như những ưu đãi đặc biệt chỉ dành riêng cho từng đối tượng khách hàng (đảm bảo tỷ lệ chốt đơn cao).

Phương pháp bán hàng qua điện thoại Telesales rất hiệu quả để tiếp cận khách hàng không có thời gian và không có điều kiện để đến trực tiếp cửa hàng.

2.3. Hỗ trợ/giải đáp thắc mắc khi khách hàng cần hỗ trợ

Ngoài việc đi tiếp thị quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng thì nhân viên telesales còn hỗ trợ giải đáp những thắc mắc, những lỗi mà khách hàng sử dụng sản phẩm gặp phải.

2.4. Quản lý và cập nhật hồ sơ khách hàng để hỗ trợ và giới thiệu sản phẩm mới

Telesales sẽ quản lý hồ sơ của khách hàng và tổng hợp những thông tin cần thiết về hồ sơ khách hàng, chi tiết và toàn diện. Ngoài ra, cũng có các thông tin khác về người dùng mà nhân viên telesales thu thập được trong lúc trò chuyện qua điện thoại.

Xây dựng tệp khách hàng thân thiết tạo dựng và duy trì mối quan hệ tích cực phục vụ khách hàng tốt hơn, cũng như làm tư liệu để chiều chỉnh chiến lược kinh doanh.

2.5. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp

Trong quá trình tư vấn giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng trong suốt quá trình sử dụng, telesales nhanh nhạy tìm hiểu và giải quyết xem những điều gì làm khách hàng chưa thoải mái, chưa hài lòng hoặc khó chịu rồi sau đó sẽ nắm bắt và tổng hợp những nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm/dịch của doanh nghiệp.

Từ đây Telesales cùng bộ phận Marketing được ra chiến lược kinh doanh mới phù hợp để tăng doanh thu.

3. Công việc của một Telesales là gì?

– Nghiên cứu tìm hiểu và nắm rõ về các tính năng cũng như thông tin hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
– Thực hiện các cuộc gọi cho khách hàng để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ công ty đang cung cấp, tìm hiểu nhu cầu của khách hiện tại, tiến hành tư vấn và thuyết phục khách hàng, chốt đơn hàng. Đồng thời, thu thập thông tin khách hàng cập nhật vào cơ sở dữ liệu giúp cho việc quan tâm chăm sóc khách hàng dễ dàng hơn.
– Quản lý thông tin các khách hàng. Hệ thống contact center sẽ tự động lưu trữ thông tin cơ bản cùng lịch sử giao dịch của khách hàng sau mỗi giao dịch kết thúc.
– Sẵn sàng tiếp nhận các cuộc gọi từ khách hàng để tư vấn và giải đáp thắc mắc về các sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng.
– Tùy vào mô hình quản lý kinh doanh từng công ty mà nhân viên telesales sẽ đảm nhiệm thêm các công việc khác giúp cho việc tăng doanh thu cho công ty.
– Thường xuyên theo dõi quản lý báo cáo kết quả công việc của mình. Đồng thời liên tục cải thiện kỹ năng và đảm bảo chỉ tiêu doanh số cam kết.

Trà Giang – Theo Nhanh.vn

 

>> Xem thêm: Chốt đơn telesales nhanh gọn với 11 chiến thuật sau

 

Bài viết liên quan

KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP


Bản quyền thuộc về GPO. Thiết kế website bởi Tâm Phát