1
Bạn cần hỗ trợ?

Lương bổng và đãi ngộ - Đòn bẩy phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn xem lương bổng và đãi ngộ như một loại chi phí bắt buộc phải trả cho người lao động. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Dưới góc độ quản trị, lương bổng và đãi ngộ chính là một yếu tố then chốt trong việc giữ chân người tài. Trong bài viết sau đây của GPO, chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về lương bổng và đãi ngộ - Đòn bẩy phát triển nguồn nhân lực.


Lương bổng

Lương là gì?

Lương bổng và đãi ngộ - Đòn bẩy phát triển nguồn nhân lực được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng. Vậy làm sao để sử dụng được các công cụ này một cách hiệu quả. Đầu tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về lương bổng.

Trước khi biết cách sử dụng công cụ lương, ta cần nắm rõ thế nào là lương? Theo quan điểm chung, lương được xem là thước đo năng lực, thành tích, vị trí của người lao động. Như vậy, lương chỉ phát huy tác dụng khi nó phản ánh đúng năng lực của nhân viên. Tuy nhiên, trong hệ thống lương của nhiều doanh nghiệp đều không phản được điều này, người có năng lực thì lương quá thấp. Chính vì thế, rất nhiều doanh nghiệp không giữ chân được người giỏi, người tài.

Xây dựng hệ thống lương bổng chuẩn

Một câu hỏi được đưa ra, làm thế nào để có một hệ thống lương bổng chuẩn để làm đòn bẩy phát triển đội ngũ nhân viên? Câu trả lời đó là cần xây dựng được một hệ thống lương khoa học, áp dụng được cả 3 tiêu chí là: Công bằng, hợp lý, cạnh tranh. 

Bước 1: Thu thập thông tin

Đây là bước mà rất khó và phức tạp nên hầu như được các doanh nghiệp bỏ qua. Hậu quả là các nhà lãnh đạo thường không có cơ sở để định vị thang lương và hệ thống lương của doanh nghiệp.

Khi thu thập thông tin, bạn cần thu nhập và đánh giá về chuyên môn, kinh nghiệm, kết quả, thời gian cống hiến cho công ty để làm nền tảng cho hệ thống lương và tăng lương cho nhân sự của mình.

Bước 2: Định vị thang lương

Khi doanh nghiệp đã có đủ thông tin, nhà quản trị cần xem xét hệ thống lương của mình đang ở mức độ nào? Cao, trung bình hay thấp so với các công ty bên ngoài. Dĩ nhiên, chủ doanh nghiệp nào cũng muốn quỹ lương trả cho nhân viên ít để tăng lợi nhuận thu về. Nhưng bạn nên nhớ rằng trong lương bổng và đãi ngộ -  đòn bẩy phát triển nguồn nhân lực, lương bạn trả cho nhân viên thấp thì bạn sẽ không có người tài giỏi, không có nhân viên tâm huyết cống hiến.

Bước 3: Xác định giá trị công việc

Đây là bước khá phức tạp trong quy trình xây dựng hệ thống lương cho nhân viên. Nếu lương trả đúng với giá trị công việc thì sẽ đảm bảo tính công bằng, hợp lý và cạnh tranh.

Chính sách đãi ngộ

Bên cạnh lương bổng, đãi ngộ, phúc lợi cũng là yếu tố quan trọng để giữ chân người tài, giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ, làm việc hiệu quả. 

Phụ cấp

Bên cạnh việc trả lương, nhiều doanh nghiệp còn chi trả thêm cho nhân viên các khoản phụ cấp như ăn trưa, xăng xe, điện thoại, máy tính, các chuyến du lịch hằng năm, nghỉ lễ, sinh nhật… Những đãi ngộ này thực sự không quá lớn, nhưng lại được nhiều người lao động đánh giá cao, thể hiện mức độ quan tâm của lãnh đạo với đời sống của nhân viên. Nhiều nhà quản lý giỏi khẳng định, phụ cấp đãi ngộ chính là cái “neo” để giữ lòng trung thành của đội ngũ nhân viên, gia tăng sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp.

Bảo hiểm xã hội

Lương bổng và đãi ngộ - Đòn bẩy phát triển nguồn nhân lực nếu được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp bạn phát triển rất mạnh. Bảo hiểm xã hội được coi là một đãi ngộ tiếp theo của doanh nghiệp dành cho người lao động. Đóng bảo hiểm đầy đủ, nhân viên có quyền lợi được đi khám bệnh định kỳ, bảo hiểm răng miệng, thị giác, thân thể. Đây chính là một điểm cộng quan trọng đáp ứng nhu cầu sức khỏe của nhân sự, nâng cao năng suất khi làm việc và đội ngũ nhân viên phát triển toàn diện.

Ngày nghỉ phép

Hiện nay, các doanh nghiệp đều áp dụng giờ giấc làm việc 8 tiếng/ngày, chính vì thế nhân viên không có nhiều thời gian cho gia đình và bản thân. Việc áp dụng chế độ nghỉ bệnh, nghỉ phép có lương 1 tháng/1 lần hoặc 1 tháng/2 lần được nhiều nhân viên đề nghị.

Thậm chí, tùy vào đặc thù công việc mà sếp có thể cho nhân viên làm việc từ xa, thời gian làm linh động. Theo khảo sát về mức độ thoải mái khi làm việc, nhân viên đồng tình rằng môi trường làm việc có chế độ ngày nghỉ, ngày phép được nhân viên đánh giá cao và muốn gắn kết lâu dài.

Như vậy ta có thể khẳng định, lương bổng và đãi ngộ - Đòn bẩy phát triển nguồn nhân lực là một nhận định hoàn toàn đúng. Các chế độ đãi ngộ tốt, tiền lương bổng trả đúng năng lực nhân viên sẽ giúp công ty thu hút được nhân tài giỏi, nhân viên có kinh nghiệm sẽ làm việc lâu hơn, cống hiến nhiều hơn cho công ty.

Trà Giang – Theo Acabiz

 

Bài viết liên quan

KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP


Bản quyền thuộc về GPO. Thiết kế website bởi Tâm Phát