ĐỐI PHÓ TÌNH TRẠNG NHÂN VIÊN NGHỈ LÀM "NHƯ CƠM BỮA"
Tình trạng nhân viên nghỉ việc mà không có lý do chính đáng thường xuyên sẽ gây ra cho doanh nghiệp nhiều điều bất lợi hơn những gì mà các nhà quản lý có thể hình dung. Theo một nghiên cứu mới đây, chi phí lương của những doanh nghiệp có nhiều nhân viên nghỉ “vặt” có thể tăng lên gần 9%. Và vấn đề không chỉ dừng lại ở những thiệt hại về tài chính. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
Trước hết, cần tìm hiểu xem lý do nhân viên vắng mặt tại công ty nhiều như vậy là gì?
Đối với các công ty có số lượng nhân sự ít (các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ): Làm CEO, hãy cùng trưởng bộ phận nhân sự cố gắng tìm và hiểu được lý do của từng nhân viên xin nghỉ ngắn hạn/dài hạn/nghỉ đột xuất.
Đối với các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế: Vì là CEO, bạn có thể không cần thiết phải hiểu rõ nguyên nhân xin nghỉ của từng nhân viên, mà bạn cần thông qua thống kê của bộ phận nhân sự để tìm ra lý do chủ yếu, thứ yếu và tìm ra cách giải quyết.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau khiến nhân viên thường xuyên xin sếp nghỉ làm. Tuy nhiên, nhìn chung thì có hai nguyên nhân chính đó là lý do cá nhân và lý do về môi trường làm việc. Xét về lý do cá nhân thì thái độ cá nhân, tuổi, thâm niên, giới tính là bốn yếu tố chính khiến nhân viên thường xuyên xin vắng mặt. Thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu trách nhiệm; những người trẻ tuổi thì thường muốn dành nhiều thời gian cho bạn bè và vui chơi trong khi những người phụ nữ (giới tính) lại thường bị ảnh hưởng bởi chuyện gia đình. Việc cân bằng giữa gia đình và công việc bao giờ cũng là một bài toán khó đối với phụ nữ.
Xét về lý do môi trường làm việc thì nhiều nhân viên thường xuyên xin nghỉ bởi họ cảm thấy tính chất công việc quá căng thẳng, quá áp lực; cảm thấy công việc đang làm thật nhàm chán hoặc họ không cảm thấy hài lòng với vị trí hiện tại…tất cả những lý do này đều khiến nhân viên thường xuyên nói với sếp của mình rằng “cho phép tôi vắng mặt hôm nay vì lý do này…lý do kia”.
Vậy, cách giải quyết của một nhà quản lý khôn khéo là gì?
- Thứ nhất, thiết kế một chính sách nghỉ phép toàn diện trong sự liên kết với các giá trị và mục tiêu của công ty. Nghĩa là “có làm thì mới có ăn”, đóng góp bao nhiêu thì lương hưởng sẽ được bấy nhiêu.
- Thứ hai, các thông tin liên quan đến vắng mặt phải được báo cáo rõ ràng, minh bạch cùng sự đồng ý của người quản lý.
- Thứ ba, giám sát chặt chẽ việc đi làm của nhân viên.
- Thứ tư, đề ra mức thưởng hợp lý đối với những nhân viên đi làm đầy đủ và ngươc lại những người không đi làm đầy đủ sẽ bị phạt.
- Thứ năm, tiến hành kiểm tra sức khỏe thường xuyên để hạn chế việc vắng mặt vì bệnh tật.
- Thứ sáu, tạo điều kiện để nhân viên tham gia tích cực vào các tổ chức phúc lợi cũng như các hoạt động thể thao để giảm stress cũng như lấy lại tinh thần sau một ngày làm việc mệt mỏi.
- Thứ bảy, giới thiệu vớ nhân viên về các buổi tư vấn để họ giảm bớt căng thẳng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hãy khéo léo quan tâm tới họ, đánh vào tâm lý cũng như tình cảm của họ khiến họ nhận thức được vị trí quan trọng của họ cũng như trách nhiệm của họ với công việc. Đó mới thực sự là cách làm của những người chủ doanh nghiệp kiểu mới.
Bài viết liên quan
KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP