Chiến lược nhân sự là gì? Mối quan hệ giữa chiến lược nhân sự và chiến lược kinh doanh
Để quản trị nhân sự một cách có hệ thống và hiệu quả, các nhà quản trị phải xây dựng chiến lược nhân sự cho tổ chức của mình. Một chiến lược nhân sự gắn với mục tiêu và chiến lược kinh doanh sẽ giúp bộ máy vận hành trơn tru bởi con người là chủ thể thực hiện những mục tiêu đó. Trong bài viết dưới đây, GPO sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức tổng quan về chiến lược nhân sự, mối quan hệ giữa chiến lược nhân sự và chiến lược kinh doanh, cũng như mục tiêu của chiến lược nhân sự tại doanh nghiệp.
Chiến lược nhân sự là gì?
Có nhiều cách tiếp cận chiến lược nhân sự. Để phục vụ cho việc xác định quy trình và công cụ xây dựng chiến lược nhân sự, chiến lược nhân sự được hiểu là một hệ thống các chính sách và hoạt động nguồn nhân lực được thiết kế cho các nhóm nguồn nhân lực hoặc nhóm công việc cụ thể trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như hiệu quả hoạt động ở cấp độ công việc và tổ chức.
Mối quan hệ giữa chiến lược nguồn nhân lực và chiến lược kinh doanh
Bộ phận nhân sự là phòng ban đóng vai trò tối ưu hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực, từ đó giúp đạt tới các mục tiêu chiến lược của công ty. Nhiệm vụ chính của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp chính nằm ở việc điều phối các nguồn lực con người, đảm bảo nhất quán với các chính sách và hệ thống trong nội bộ.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc quản trị nguồn nhân lực lại càng đòi hỏi khắt khe hơn về độ hiệu quả. Quản trị nhân sự có tính chiến lược bền vững có thể đảm bảo doanh nghiệp vận hành bộ máy kinh doanh trơn tru trên một số lượng người tối thiểu.
Bên cạnh đó, chiến lược quản trị nhân sự cũng giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị cần thiết về mặt con người trước những biến động từ thị trường. HR Manager sẽ đưa ra những phân tích và dự đoán để có phương án chuẩn bị nhân sự với năng lực và kinh nghiệm phù hợp, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh.
Mục tiêu của chiến lược nguồn nhân lực tại doanh nghiệp
Phát triển mô hình năng lực trong quản lý nhân sự
Mục tiêu chính của bộ phận HR là tìm được đúng người thỏa mãn đúng các tiêu chí như kỹ năng chuyên môn, học vấn và thái độ làm việc cho các vị trí trong bộ máy nhân sự. Để thực hiện được mục tiêu này, bộ phận HR cần xây dựng được một mô hình năng lực cùng mô tả vị trí chi tiết cho từng vị trí/bộ phận/phòng ban.
Muốn thực hiện được điều này, các nhân viên HR cần tham khảo các tình huống thực tế, nghiên cứu, số liệu khảo sát về việc cân đối nguồn lực với chi phí để xây dựng mô hình năng lực tương ứng.
Xác định các khía cạnh của doanh nghiệp
Chiến lược nhân sự được phát triển dựa trên các khía cạnh của tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ góp phần quyết định chiến lược Nhân sự mà còn cho thấy phong cách quản lý và giá trị doanh nghiệp. Liệu đó là doanh nghiệp hưởng ứng kiểu tối ưu nhân lực (có ít làm nhiều), hay sẽ đảm bảo một số lượng nhân viên dư dả để khuyến khích những thử nghiệm, sáng tạo, phát triển mới?
Một vài nhân tố then chốt khác ảnh hưởng đến chiến lược nhân sự đó là tính chất của hoạt động kinh doanh, chuỗi quản lý và cấu trúc doanh nghiệp. Để tuyển dụng được đúng người và giữ chân họ ở lại cùng doanh nghiệp nhằm hiện thực hóa các mục tiêu dài hạn của tổ chức, các nhà quản lý cũng cần tính đến hệ thống phân bố nhân sự, chính sách và các yêu cầu hành động.
Xác định Nhiệm vụ - Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi
Nhiệm vụ, tầm nhìn và giá trị của một dianh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chiến lược và mục tiêu của HR. Nhiệm vụ của tổ chức sẽ giúp bạn hiểu tại sao công việc kinh doanh này lại tồn tại và nó đang phục vụ ai. Tầm nhìn sẽ đưa ra những điều mà doanh nghiệp muốn đạt được và nơi nó thuộc về trong tương lai. Giá trị của tổ chức là niềm tin đằng sau, lèo lái cách mọi hoạt động diễn ra.
Cả ba yếu tố nhiệm vụ, tầm nhìn và giá trị cốt lõi đều ảnh hưởngỏnực tiếp tới số lượng nhân viên và loại nhân viên mà các nhà quản lý cần tuyển chọn để đạt mục tiêu dài hạn.
Phân tích nguồn nhân lực
Phân tích nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của chiến lược nhân sự và tập trung chủ yếu vào cách thức sắp xếp bộ máy, văn hóa, chính sách được áp dụng. Bằng cách tiến hành phân tích nguồn nhân lực, nhà quản trị có thể nắm được hiện trạng của doanh nghiệp, cũng như hình dung được bức tranh của doanh nghiệp trong tương lai để có những điều chỉnh phù hợp.
Đánh giá độ hiệu quả của chiến lược
Mỗi chiến lược nhân sự lại có những chỉ số nhất định nhằm đo lường độ hiệu quả và mang tính định hướng, ví dụ như tỉ lệ nhân viên nghỉ việc, số vị trí trống, số lượng phản hồi tiêu cực từ khách hàng hay mức độ hài lòng/không hài lòng của cả quản lý, nhân viên và khách hàng.
Trà Giang – Theo Resourcesbase
Bài viết liên quan
KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP