1
Bạn cần hỗ trợ?

CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ ĐỘI NHÓM VỚI MÔ HÌNH TUCKMAN

Trong quá trình đào tạo quản lý cấp trung, kỹ năng phát triển đội nhóm là vô cùng quan trọng. Nó không những giúp các thành viên trong tổ chức hiểu nhau hơn mà còn đem đến hiệu quả tuyệt vời trong công việc. Sau đây, hãy cùng GPO tìm hiểu về mô hình cải thiện kỹ năng phát triển đội nhóm Tuckman để bạn có được cái nhìn mới hơn về nó.   


Kỹ năng quản lý và dẫn dắt đội nhóm là gì?

Kỹ năng quản lý và dẫn dắt đội nhóm là khả năng của nhà quản lý có thể tạo lập, hỗ trợ và dẫn dắt các thành viên để hướng đến mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả trong công việc. Kỹ năng này đòi hỏi nhà quản lý cần phải kiên trì và dành nhiều công sức để tạo nên một đội nhóm hoạt động tốt và vững mạnh.

Tại sao mô hình Tuckman lại phù hợp với kỹ năng quản lý đội nhóm?

Mô hình của Tuckman giải thích rằng để hoàn thiện kỹ năng phát triển đội nhóm, các mối quan hệ trong tổ chức cần được thiết lập và người quản lý cũng cần thay đổi phong cách lãnh đạo. Bắt đầu với phong cách chỉ đạo, chuyển qua huấn luyện, sau đó tham gia và kết thúc với sự ủy quyền, lúc đó họ gần như tách rời nhau. Tại thời điểm này, nhóm có thể tạo ra một nhà lãnh đạo kế nhiệm và nhà lãnh đạo trước đó có thể tiếp tục phát triển một nhóm mới.

Mô hình Tuckman bao gồm 5 yếu tố: Forming, Storming, Norming, Performing và Adjourning, được xem như 5 giai đoạn giúp bạn hiểu hơn về cách cải thiện kỹ năng phát triển đội nhóm. Bên cạnh đó, mô hình này đặc biệt hữu ích trong việc đào tạo mọi người về cách làm việc nhóm, từ đó tạo điều kiện cho các nhóm phát huy hết khả năng của họ.

  

Mô hình Tuckman

5 Giai đoạn trong mô hình phát triển kỹ năng đội nhóm Tuckman

1. Giai đoạn Hình thành (Forming)

Hình thành là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển đội nhóm. Ở giai đoạn này, bạn cần tập trung vào mục tiêu, tiến trình, quy tắc cũng như vai trò cá nhân của mình để góp phần hỗ trợ và phát triển đội nhóm.

Giai đoạn này phụ thuộc khá nhiều vào người lãnh đạo để được hướng dẫn và định hướng công việc cho nhân viên. Vì vậy, người lãnh đạo phải có bước chuẩn bị kỹ càng để trả lời rất nhiều câu hỏi về mục đích, mục tiêu và các mối quan hệ bên ngoài của nhóm.

2. Giai đoạn Bão tố (Storming)

Giai đoạn này xảy ra khi các thành viên bắt đầu bộc lộ mình và có thể phá vỡ những quy tắc của nhóm đã được thiết lập từ đầu. Đây là giai đoạn rất khó khăn đối với nhóm và dễ dẫn đến kết quả xấu.

Ở giai đoạn này, có thể xảy ra xung đột giữa các thành viên do những nguyên nhân khác nhau như: phong cách làm việc, cách cư xử, tranh cãi về các vấn đề hay giải pháp, văn hóa,… Các thành viên cũng có thể không hài lòng về công việc của nhau, dễ có các so sánh giữa mình với người khác,… Nhóm khó đi đến các quyết định dựa trên sự đồng thuận.

Các thành viên cũng có thể bắt đầu chất vấn về các quy tắc đã được thiết lập, muốn chỉnh sửa, thử nghiệm và có thể phá vỡ các quy tắc đó. Tệ hơn nữa, một số thành viên có thể tỏ ra không hợp tác, không cam kết trong công việc, và không hài lòng với cách làm việc hiện tại. Sự trao đổi, hỗ trợ trong nhóm không thực sự tốt.

Tinh thần của một số thành viên có thể đi xuống, có thể dẫn đến căng thẳng hay stress.

Trong giai đoạn này, các thành viên không còn đủ tập trung vào công việc hướng đến mục tiêu chung. Tuy nhiên, họ cũng bắt đầu hiểu nhau hơn. Điều quan trọng trong giai đoạn này là nhóm phải nhận diện và đối mặt với tình trạng của mình.

3. Giai đoạn Ổn định (Norming)

Giai đoạn này đến khi mọi người bắt đầu chấp nhận nhau, chấp nhận sự khác biệt, cố gắng giải quyết các mâu thuẫn, nhận biết thế mạnh của các thành viên khác và tôn trọng lẫn nhau.

Các thành viên bắt đầu trao đổi với nhau suôn sẻ hơn, tham khảo ý kiến lẫn nhau và yêu cầu sự trợ giúp khi cần thiết. Có thể bắt đầu có các ý kiến mang tính xây dựng. Mọi người bắt đầu nhìn vào mục tiêu chung và có cam kết mạnh mẽ hơn trong công việc. Có thể có các quy tắc mới được hình thành và tuân thủ để giảm thiểu mâu thuẫn, tạo không gian thuận lợi để các thành viên làm việc và cộng tác.

Giai đoạn Norming có thể đan xen lẫn với giai đoạn Storming vì khi có vấn đề mới (công việc mới, quyết định mới, mâu thuẫn mới,…) thì các thành viên có thể rơi vào trạng thái xung đột như trước đó. Hiệu quả làm việc trong giai đoạn này sẽ được nâng lên, bởi vì bây giờ nhóm đã có thể tập trung hơn vào công việc hướng đến mục tiêu chung.

4. Giai đoạn Hoạt động hiệu quả (Performing)

Đây là giai đoạn nhóm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Sự công tác diễn ra dễ dàng mà không có bất cứ sự xung đột nào. Đây là một giai đoạn mà không phải nhóm nào cũng đạt tới được.

Ở giai đoạn này, các quy tắc được tuân thủ mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Các cơ chế hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm phát huy hiệu quả tốt. Sự nhiệt tình và cam kết của các thành viên với mục tiêu chung là không còn nghi ngờ gì nữa.

Các thành viên cảm thấy rất thoải mái khi làm việc trong nhóm. Các thành viên mới gia nhập cũng sẽ nhanh chóng hòa nhập và làm việc hiệu quả. Nếu có thành viên rời nhóm thì hiệu quả làm việc của nhóm cũng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tinh thần chủ đạo được thể hiện ở giai đoạn này là tinh thần đồng đội.

5. Giai đoạn Thoái trào (Adjourning)

Điều này xảy ra trong các tình huống khác nhau, ví dụ như khi dự án đã kết thúc, khi phần lớn thành viên rời bỏ nhóm để nắm các vị trí khác, khi tổ chức được tái cấu trúc,… Đối với các thành viên tâm huyết của nhóm, đây là một giai đoạn “đau thương”, “lưu luyến”, “tiếc nuối”,… nhất là đối với các thành viên mà chưa nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn.

Trên đây là 5 giai đoạn phát triển của nhóm được đặc biệt áp dụng cho các nhóm tương đối nhỏ khoảng từ 3 đến 12 người, Bruce Tuckman cũng không đưa ra lời khuyên nào về khung thời gian quy định cho từng giai đoạn, do đó, nhà quản lý có thể tùy theo tình trạng nhóm của mình mà áp dụng sao cho phù hợp.

Huyền Chi - Nguồn: tham khảo và tổng hợp

>> Xem thêm:

GPO chuyên cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao về quản trị nhân sự, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo kỹ năng huấn luyện, nâng cấp bộ kỹ năng mềmkỹ năng bán hàng, hãy đăng ký ngay để được liên hệ tư vấn giải pháp của chúng tôi.

 

 

 

                    

 

 

 

 

Bài viết liên quan

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CHO NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Trong 2 ngày 14-15/3/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CHO NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.


Bản quyền thuộc về GPO. Thiết kế website bởi Tâm Phát