7 QUY TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TỪ A-Z
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta: Làm thế nào để bạn quản lý và lên kế hoạch tài chính cá nhân một cách hiệu quả? Bí quyết nằm ở các nguyên tắc quan trọng về tiền và các phương pháp quản lý tài chính quan trọng ngay dưới đây.
1. Tiền liên quan đến tâm lý nhiều hơn là đến toán học
Thực tế đã chứng minh yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến tiền bạc như thế nào.
Có những người nghiện mua sắm tới mức có thể mua bất cứ lúc nào mình thích, hoặc chỉ có chút căng thẳng cũng dùng việc mua sắm để giải tỏa.
Có những người thích mua quần áo nhiều đến mức không mặc hết nhưng vẫn mua về chất đầy nhà.
Cũng có những người tốn rất nhiều tiền vào đồ chơi công nghệ, trò chơi trực tuyến,…
Điều đặc biệt ở đây là họ không hề khá giả. Số tiền họ kiếm được thậm chí không đủ cho những sở thích xa xỉ này. Họ đều là những người thuộc tầng lớp trí thức, họ thông minh và biết tính toán. Nhưng lúc họ mua những thứ đó họ không hề hành động theo lý trí.
Tại sao?
Bởi vì việc quản lý tiền bạc một cách thông minh thường liên quan đến tâm trí nhiều hơn đến tính toán.
Yếu tố tâm lý đóng vai trò nhất định khi cho gia đình hoặc bạn bè vay tiền
Đóng vai trò quan trọng trong trận chiến phân chia tài sản trong gia đình
Tính thuyết phục của tiếp thị và quảng cáo, nó làm thói quen chi tiêu của bạn bị ảnh hưởng nhiều
Mềm lòng và chi tiêu cho con cái những món đồ xa xỉ không cần thiết
Tâm lý trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư…
Không có cách nào để loại bỏ được hoàn toàn yếu tố tâm lý trong việc quản lý tiền bạc. Và cũng không cần thiết phải loại bỏ chúng, bởi ta là con người chứ không phải người máy.
Nhưng cần phải biết cách giảm thiểu những ảnh hưởng x.ấ.u của yếu tố tâm lý lên các quyết định tài chính.
Hãy thử các biện pháp dưới đây:
– Hạn chế tiếp xúc với quảng cáo: Nhiều người cho rằng mình không hề bị ảnh hưởng bởi quảng cáo.
Họ tặc lưỡi “Toàn là quảng cáo vớ vẩn”… Nhưng ngày hôm sau đã thấy họ tạt vào cửa hàng mà hôm qua quảng cáo có nhắc đến. Không mấy ai có thể chống lại cám dỗ của quảng cáo. Vì vậy hãy tránh xa hết mức có thể. Càng thấy ít quảng cáo, bạn càng ít mua những thứ không cần thiết với mình hơn.
– Tránh xa những c.á.m d.ỗ từ sở thích: Nếu đã biết bản thân là một người thiếu kỷ luật, để giảm bớt sự chi tiêu không có kế hoạch, hãy chủ động tránh xa những nơi có thể gây c.á.m d.ỗ cho bạn.
Ví dụ nếu bạn là một con nghiện mua sắm, hãy tránh xa các cửa hàng, trung tâm mua sắm,…
-Tự động hóa: Nếu bạn không thể tự kiềm chế bản thân, hãy để máy móc và hệ thống tự động giúp bạn. Hãy thiết lập để sau khi nhận lương, hệ thống sẽ chuyển một phần cố định vào khoản tiết kiệm.
Nhờ vậy bạn sẽ không còn bị tiêu lố vào khoản tiết kiệm của mình nữa. Khi mọi thứ được tự động hóa, bạn sẽ không còn phải lo bị chi phối bởi cảm xúc nữa.
-Tự đấu tranh tâm lý: Khi mua đồ, bạn hãy suy nghĩ kỹ xem mình có cần thiết phải mua món đồ đó không. Nếu nó là một món đồ đắt tiền, hãy đừng vội mua ngay mà xếp nó vào giỏ hàng.
Sau đó hãy đặt mục tiêu thời gian nhất định, tự theo dõi xem xét chi tiêu của mình trong khoảng thời gian đó. Từ đó đánh giá tầm quan trọng của món đồ bạn muốn mua.
2. Chi tiêu ít hơn những gì kiếm được để trở nên giàu có
“Để thoát nợ và tạo ra của cải, bạn phải chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được.”
Nghe thì có vẻ đơn giản và không mấy hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng làm được đâu.
Về cơ bản: Sự giàu có luôn bằng thu nhập trừ đi chi tiêu.
Vậy theo phương thức toán học cơ bản, bạn biết phải làm gì để kết quả này cao lên chứ?
Tiết lộ 6 phương pháp quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả nhất
– Tiêu ít hơn: Chi tiêu ít hơn, hay nói một cách khác là tiết kiệm nhiều hơn. Tính tiết kiệm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của bạn.
– Kiếm nhiều tiền hơn: Bạn không thể tiết kiệm đến mức nhiều hơn mức thu nhập bạn có. Nhưng không có một mức giới hạn nào về số tiền bạn có thể kiếm được cả.
Chính vì vậy, mấu chốt của công thức cho sự giàu có chính là thu nhập của bạn. Muốn giàu có, hãy kiếm thật nhiều để tăng thu nhập của mình.
Bạn sẽ kiếm thêm thu nhập bằng cách nào?
Làm thêm giờ
Làm thêm một công việc ngoài thời gian
Đổi công việc khác với mức lương cao hơn
Tự bắt đầu kinh doanh nhỏ
Bán những đồ mà bạn không còn sử dụng…
Những việc trên có thể đều hiệu quả và góp phần giúp bạn tăng thu nhập, nhưng đều cần có sự hy sinh, nhất là về thời gian.
3. Thanh toán cho bản thân trước tiên
Tiết lộ 6 phương pháp quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả nhất
Thanh toán cho bản thân trước có nghĩa là sau khi nhận lương, trước khi thanh toán các hóa đơn, mua sắm đồ đạc hay sử dụng vào bất cứ việc gì khác……hãy lập tức dành ngay một phần thu nhập cho bản thân bạn.
Và tất nhiên, khoản này sẽ được đưa ngay vào tài khoản tiết kiệm, chứ không dùng để chi tiêu cho các vấn đề cá nhân.
Nếu giữ được thói quen này, bạn sẽ bất ngờ với số tiền mình để dành được sau một khoảng thời gian đấy.
Tại sao lại thanh toán cho bản thân trước?
Thông thường nếu bạn là người mới bắt đầu đi làm chưa được bao lâu, việc tiết kiệm thực ra rất khó. Bạn phải trả rất nhiều thứ chi phí mà khoản lương của bạn thời điểm hiện tại chưa đủ để bạn thanh toán được hết mà vẫn còn dư để tiết kiệm.
Vấn đề ở đây chính là do tâm lý sợ không đủ nên bạn luôn chừa lại phần còn lại sau khi thanh toán hết các hóa đơn và các khoản chi tùy ý để tiết kiệm.
Vì thế:
Hãy để ra một phần để tiết kiệm trước. Sau rồi mới thanh toán hóa đơn, phần còn lại mới để cho khoản chi tiêu tùy ý của bạn. Khi đó, bạn sẽ biết cách tiết chế trong chi tiêu và hạn chế bớt được các khoản chi không cần thiết.
Điều quan trọng là gì?
Càng khó hình thành thói quen tiết kiệm sớm, bạn càng dễ tạo cho mình một lý do để trì hoãn. Ví dụ như muốn đi du lịch, không đủ tiền thanh toán hóa đơn…
Vậy làm sao để thanh toán cho bản thân trước tiên?
Một cách dễ dàng và nhanh chóng là hãy khiến nó trở thành tự động. Nếu bạn thiết lập sẵn để chuyển ngay một phần lương của bạn vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng ngay sau khi nhận lương, dần dần bạn thậm chí còn chẳng cảm thấy nó mất đi.
Tiết kiệm bao nhiêu là vừa đủ?
Bạn có thể tiết kiệm bao nhiêu là tùy khả năng của bạn, thậm chí chỉ 1% thu nhập của bạn cũng không vấn đề gì.
Đừng ngại khi người khác cười nhạo bạn vì 1% chẳng đáng là bao. Tích tiểu thành đại, ít rồi cũng sẽ thành nhiều. Hơn nữa nếu tự cảm thấy 1% đối với bạn quá dễ dàng, bạn hoàn toàn có thể nâng lên 3%, 5% thậm chí là 10%, miễn là bạn cảm thấy phù hợp.
Hãy thanh toán cho bản thân mình ngay từ hôm nay, dù muộn còn hơn không.
4. Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt
Con người ta thường chỉ tập trung vào những việc lớn khó để thực hiện ngay mà bỏ quên cơ hội từ những việc nhỏ.
Với một mục tiêu lớn là mua nhà hoặc mua xe, bạn sẽ có động lực để tiết kiệm cho mục tiêu lớn đó. Nhưng khoảng thời gian sẽ rất dài và giao dịch lớn rất ít khi xảy ra.
Thay vào đó, với việc tiết kiệm từ những khoản chi tiêu nhỏ lẻ, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm bằng các phiếu giảm giá, các chương trình khuyến mãi, so sánh giá cả giữa các cửa hàng,…
Với nhiều khoản nhỏ như vậy, bạn sẽ không ngờ là mình đã tiết kiệm được một khoản rất đáng kể đấy.
Tiết lộ 6 phương pháp quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả nhất
Hãy nhớ: Một đồng tiền tiết kiệm được thì hơn một đồng tiền kiếm được.
5. Lớn cũng quan trọng
Tích tiểu thành đại, tất nhiên với những khoản tiết kiệm nhỏ lẻ, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.
Tuy nhiên không nên vì quá tập trung vào những khoản nhỏ nhặt mà quên mất các giao dịch lớn.
Tuy tần suất không nhiều bằng các giao dịch nhỏ, nhưng chỉ với một giao dịch cũng có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn khá nhiều so với các các món tiền nhỏ khác.
Dĩ nhiên, trong đời bạn chỉ tính đến việc tiết kiệm mua nhà, mua xe một hoặc một vài lần. Tuy vậy, bạn vẫn có thể sẽ có những quyết định lớn khác, đối với các mặt hàng xa xỉ như máy ảnh, máy tính mới hay đồ nội thất,…
Đó chính là những cơ hội tuyệt vời để tiết kiệm.
Mỗi khi dự tính cho một khoản chi lớn, hãy tìm những cách có thể giúp tối đa hóa giá trị nhận được từ mỗi đồng tiền bạn chi.
Với những giao dịch lớn, bạn cần để ý những vấn đề sau đây:
– Tìm hiểu kỹ về món đồ mình muốn mua. Hãy ghi ra tất cả những vấn đề thực sự cần thiết liên quan đến món đồ. Có thể là tính năng, chất lượng, các thông số kỹ thuật, mẫu mã, cách sử dụng,…
– Đặt ra ngân sách ngay từ đầu. Sau khi tìm hiểu kỹ về món đồ mình muốn mua, hãy tham khảo giá và đặt ra mức ngân sách mà mình sẵn sàng chi trả cho món đồ đó. Nếu không đặt ngân sách trước, bạn sẽ dễ sa vào những tính năng bổ sung, những thứ dễ khiến bạn “vung tiền” quá mức cần thiết.
– Nghiên cứu những lựa chọn tùy theo những tính năng mong muốn đã liệt kê và ngân sách. Hãy tìm hiểu tất cả những lựa chọn phù hợp.
– Đưa ra lựa chọn. Sau khi đã tìm hiểu kỹ, hãy chọn ra một vài lựa chọn phù hợp nhất với bản thân
– So sánh giá cả. Hãy cân nhắc về sự khác biệt giữa giá cả của từng món trong những lựa chọn cuối cùng của bạn. Đồng thời hãy kết hợp xem xét cũng một mặt hàng tại nhiều cửa hàng khác nhau. Đừng quên xem xét đến cả những loại không phải mới 100% nhưng chất lượng vẫn còn tốt.
– Quyết định mua. Sau khi đã chọn lựa một cách kỹ càng, hãy mua nó. Hãy tự tin rằng bạn đã nghiên cứu đủ kỹ để biết rằng mình giao dịch một cách khôn ngoan.
– Bảo vệ khoản đầu tư tài chính của bạn. Hãy giữ kỹ các loại giấy bảo hành và hộp sản phẩm, để khi có tình huống phát sinh, những thứ này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ để sửa chữa, thậm chí là thay mới hoàn toàn mà không tốn kém nhiều.
6. Đừng quá tin vào những lời khuyên về tự do tài chính, hãy chỉ thực hiện những điều phù hợp với bản thân mình
Không có gì gọi là nguyên tắc đúng với 100% tất cả mọi người cả! Có thể điều này đúng với người này, nhưng lại không đúng đối với người khác.
Vì vậy sai lầm lớn nhất trong quản lý tài chính đó là áp đặt nguyên tắc không phù hợp lên chính bản thân, để đến lúc nhận ra thì đã muộn.
Chính vì vậy, bạn nên nhớ để thành công trong vấn đề tài chính, đôi lúc bạn phải bỏ qua những lý thuyết thông thường. Hãy chỉ đơn giản là làm những gì phù hợp với bản thân.
7. Quy tắc 50/20/30: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân người trẻ nên biết
Bạn phải bắt đầu từ đâu?
Để mọi vấn đề trở nên dễ dàng nhất…
Hãy thử bắt đầu với phương pháp 50/20/30. Bạn sẽ làm quen được với việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.
Với quy tắc 50/20/30, bạn sẽ biết cách phân chia thu nhập của mình theo một tỷ lệ nhất định.
Từ đó lên được bản kế hoạch chi tiêu của mình một cách khoa học, phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của bản thân.
Quy tắc 50/20/30 hoạt động như thế nào?
Đúng như tên gọi, quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 phần chính…
…với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 50%, 20%, 30%.
Cụ thể tương ứng với các mục như sau:
50% thu nhập – Các chi tiêu thiết yếu
Ngay sau khi nhận lương, hãy để riêng 50% cho các chi tiêu thiết yếu của bạn.
Chi phí thiết yếu là những khoản bạn bắt buộc phải bỏ ra hàng tháng bất kể bạn ở đâu, làm gì…
Các chi phí này có thể là chi phí thuê nhà, tiền ăn uống sinh hoạt, chi phí đi lại, xăng dầu, các hóa đơn tiện ích như điện, nước, internet…
Tất nhiên, bỏ ra 50% không có nghĩa bạn cần phải dùng hết 50% cho chi tiêu thiết yếu.
Hãy chi thế nào để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% mà bạn đã bỏ ra.
Tuy nhiên nếu chi tiêu thiết yếu đang lớn hơn 50% lương của bạn, hãy chủ động giảm thiểu một cách hợp lý.
Ví dụ: dùng phương tiện công cộng thay vì cá nhân; ăn ở nhà thay vì ăn ngoài…
Nếu vẫn không giảm xuống dưới 50% thì bạn buộc phải giảm ở các mục tiếp theo (thường nên giảm ở phần 30% cho chi tiêu cá nhân).
Tiết lộ 6 phương pháp quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả nhất
20% thu nhập – Mục tiêu tài chính
Sau khi đã dành 50% cho chi tiêu thiết yếu, tiếp theo…
…bạn hãy để ra 20% dành riêng cho các mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ, quỹ dự phòng và đầu tư.
Phần 20% này khá quan trọng đối với khoảng thời gian sau này của bạn.
Bạn tiết kiệm được càng nhiều bao nhiêu thì sau này về hưu sẽ càng an nhàn bấy nhiêu.
Trả nợ sớm cũng sẽ giúp bạn sớm giảm nhẹ gánh nặng tài chính hơn.
Chưa kể, bạn còn có thể kiếm thêm tiền từ các khoản đầu tư chứng khoán, nhà đất…
30% thu nhập còn lại – Chi tiêu cá nhân
Cuối cùng, 30% phần lương còn lại của bạn sẽ để cho các khoản chi không thiết yếu, hay còn gọi là các khoản chi tiêu cá nhân.
Đây là khoản chi hoàn toàn linh hoạt, bạn có thể chi cho sở thích cá nhân của mình.
Đó có thể là các vật dụng hữu hình,…
…nhưng cũng hoàn toàn có thể là các dịch vụ giải trí, các chuyến du lịch…
Vì phạm vi của khoản chi này rất rộng nên nó chiếm phần trăm lớn hơn so với mục tiêu tài chính.
Cẩn thận!
Hãy chú ý kiểm soát đối với phần chi tiêu này.
Vì bạn rất dễ chi tiêu quá đà cho sở thích của bản thân. Cho nên hãy luôn đảm bảo mức chi tiêu của mình dưới 30% lương.
Con số càng nhỏ thì tương lai tài chính của bạn càng được đảm bảo trong tương lai.
Không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này thành công trong mọi trường hợp.
Nhưng đây là một phương pháp đã được nghiên cứu và chứng minh tính hiệu quả bởi các chuyên gia.
Vì vậy chẳng có lý do gì để bạn không thử.
Nếu cảm thấy không phù hợp, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh tỷ lệ sao cho phù hợp với bản thân mình nhất, dựa vào những ưu tiên về tài chính của mình.
Anh Trung - Theo Go Value
>> Xem thêm:
Employee Engagement và 5 bước thúc để đẩy sự gắn kết của nhân viên trong doanh nghiệp
THÀNH THẠO 5 ĐIỀU NÀY ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÓ TẦM ẢNH HƯỞNG AI CŨNG PHẢI NỂ PHỤC
GPO chuyên cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao về quản trị nhân sự, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo kỹ năng huấn luyện, nâng cấp bộ kỹ năng mềm, kỹ năng bán hàng, hãy đăng ký ngay để được liên hệ tư vấn giải pháp của chúng tôi.
Bài viết liên quan
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CHO NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
Trong 2 ngày 14-15/3/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CHO NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.