1
Bạn cần hỗ trợ?

6 Yếu tố hàng đầu của một bài thuyết trình thành công

Thuyết trình là kỹ năng không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Làm thế nào để một buổi thuyết trình diễn ra thành công tốt đẹp? Những điểm nào cần lưu ý để bài thuyết trình của bạn thuyết phục và để lại ấn tượng tốt đẹp đối với những người tham gia? Bài viết dưới đây của GPO đưa ra một số yếu tố bạn cần lưu ý để có một bài thuyết trình thật thành công.


1. Sự tự tin trong kỹ năng thuyết trình

Một trong những cách để nâng cao kỹ năng thuyết trình đó là tập trung rèn luyện phong thái tự tin. Với một phong thái tự tin thì bài thuyết trình hay cái nhìn đầu tiên sẽ gây ấn tượng rất tốt. Đầu tiên bạn phải thể hiện sự tự tin và tin tưởng vào những điều mình nói thì khán giả mới có thể đặt được sự tin tưởng vào nơi bạn. Vì vậy, hãy tập cho mình một phong thái chững chạc, nở nụ cười tự tin và chú ý giao tiếp ánh mắt với tất cả người nghe ở phía dưới. Như vậy mới thu hút được họ và cảm giác trong bạn cũng mới được nâng cao.

Các mẹo sẽ giúp bạn có được sự tự tin và có cách thuyết trình hay:

Thứ nhất, muốn nói được trơn tru đúng thời gian thì bạn phải có bản dàn ý những thứ sẽ nói trong khoảng thời gian cho phép đó. Sau đó, hãy tập luyện nói với chính bản thân trước gương, hãy nhớ đặt đồng hồ để biết bạn nói hết bao nhiêu thời gian. Khi nói thì phải kết hợp cả ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt để luyện tập như thói quen.

Thứ hai, nếu có thể thì các bạn hãy quay video lại bài diễn đó để tự xem lại hoặc nhờ bạn bè nhận xét để từ đó rút kinh nghiệm.

Thứ ba, bạn hãy tự tin cởi mở, chủ động bắt chuyện làm quen, tham gia những hoạt động tập thể team building, hoạt động ngoài trời nhiều để tập khả năng phản ứng, phản xạ trong các tình huống trước đám đông.

2. Mở đầu bài ấn tượng trong kỹ năng thuyết trình

Để bài thuyết trình được lôi cuốn từ những giây phút đầu tiên thì không thể thiếu được đó là lời mở đầu thật ấn tượng với người nghe. Thông thường khi bắt đầu ở bất cứ buổi thuyết trình nào, cho dù đơn giản hay trang trọng, người nghe hầu như vẫn chưa thực sự chú tâm cho bài nói của bạn. Một mở đầu ấn tượng và khuấy động không khí của bạn sẽ giúp người nghe gạt bỏ những yếu tố gây nhiễu tác động từ bên ngoài. Nếu bạn thu hút được sự chú ý của khán giả ngay từ đầu thì sẽ có khả năng dõi theo bài thuyết trình đến khi nó kết thúc. 

Những cách thuyết trình hay giúp bạn có được phút mở đầu ấn tượng

Một vài câu hỏi bất ngờ

Mở màn bằng một câu chuyện hoặc một tình huống gây hài hước

Một vài con số thống kê

Chiếm lấy trái tim của người nghe

Tạo ấn tượng thông qua giọng nói hoặc tác phong chuyên nghiệp

3. Trình bày khoa học 

Để một bài thuyết trình được thành công thì cách trình bày bài vô cùng quan trọng. Vì vậy, bài nói cần được chia ra làm các phần logic với nhau như: đặt vấn đề, phần nội dung chính, cuối cùng là kết luận tóm lại toàn bộ bài. Bạn không thể mở đầu bài thuyết trình bằng cách giải thích hay đưa ra hàng loạt các dẫn chứng số liệu nhưng quên mất giới thiệu chủ đề khiến người nghe không biết được là bạn đang nói về vấn đề gì và cũng không thể trình bày từ đầu đến cuối rất nhiều thông tin mà không kết luận để chốt lại vấn đề. Trong một bài thuyết trình bạn cũng nên chia rõ ràng các nội dung và trình bày hoàn tất từng đầu mục, tránh hiện tượng đang nói vấn đề này lại chuyển sang vấn đề khác làm mạch bài lộn xộn, khiến người nghe khó theo dõi và dễ chán nản. 

Chất lượng của bài thuyết trình của bạn phụ thuộc rất nhiều vào công sức mà bạn chuẩn bị trước đó. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp cho kỹ năng thuyết trình trở nên chủ động hơn với mọi loại tình huống. Trong đó, việc xác định mục tiêu đạt được của buổi thuyết trình phải là công việc quan trọng hàng đầu.

4. Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể trong kỹ năng thuyết trình

Một sai lầm ở trong kỹ năng thuyết trình mà bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp đó là việc quá tập trung vào bản tài liệu, quá tập trung nói, tập trung nhìn máy tính hay nhìn màn hình chiếu mà quên mất người nghe phía dưới, không tương tác ánh mắt, tương tác ngôn ngữ cơ thể.Thay vào đó, bạn hãy cười thật tươi, ngắm nhìn cả hội trường trong khi nói, nhấn nhá lên xuống, biểu cảm cả cơ mặt, di chuyển đều sang hai bên cánh gà, cả phía trên và dưới sân khấu. Sẽ không ai thích nghe và nhìn một bức tượng biết nói, cơ thể lại cứng đơ trên sân khấu.

Nhiều người cho rằng nội dung của bài phát biểu mới là quan trọng nhất; điều đó đúng nhưng không thể chỉ quan tâm đến nó. Bởi vì nếu bạn không khơi gợi được những hứng thú trong người nghe, vậy ai sẽ cảm thụ được những thông tin đó? Không ai cả. Vì vậy, những kỹ năng thuyết trình về giọng nói, ngôn ngữ là thứ để duy trì sự chú ý của người nghe đối với người nói. Nếu bạn trình bày một vấn đề hài hước nhưng trên mặt lại mang vẻ buồn bã, hay bạn mời gọi khách hàng sử dụng sản phẩm mới của công ty nhưng lại xuất hiện với nét mặt nghiêm trọng thì khó mà đạt được mục đích đã đặt ra.

Nhất thanh nhì sắc! Khi thể hiện kỹ năng thuyết trình cần chú ý giọng phải có điểm nhấn nhá trầm bổng kèm theo có nhịp điệu (giống như một bài hát bạn sẽ thấy luyến láy trong từng câu chữ, có cao trào, có lắng đọng nhẹ nhàng), đừng đọc đều đều từ đầu đến cuối, không khác một giọng sẽ ru ngủ khán giả. Cơ thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến âm thanh phát ra. Khi bạn buồn thì giọng nói phát ra mang âm hưởng buồn, ngược lại khi bên trong mình vui giọng sẽ vui tươi, vì vậy hãy hiểu tình huống phù hợp để có được giọng nói truyền đạt đúng được cảm xúc.

5. Giao lưu với khán giả trong kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình này giúp bạn thoải mái không bị bí lời và phụ thuộc nhiều vào tài liệu đã chuẩn bị. Hãy đặt một vài câu hỏi mở để khán giả tự nói chuyện trao đổi với bạn và với những người xung quanh để cuối cùng bạn là người chốt lại vấn đề. Hãy để cho khán giả thấy được bạn có vẻ hòa hợp và gần gũi hơn. Việc làm thuyết trình không phải là quá trình chỉ có một mình bạn nói, hãy hỏi khán giả cùng tham gia để thảo luận và tìm ra đáp án.

6. Kết thúc ấn tượng trong kỹ năng thuyết trình

Kết thúc bài thuyết trình một cách đầy ấn tượng và chắc chắn chốt lại vấn đề đã đặt ra. Đừng để buổi thuyết trình của bạn ban đầu nhiệt cao nhưng kết thúc lại giảm nhiệt dần. Hãy đưa ra kết luận cho những vấn đề đặt ra và tiếp tục gắn kết với người nghe trong khi nhấn mạnh những vấn đề quan trọng nhất trong bài thuyết trình.

Những điểm cần tránh khi thuyết trình:

Ăn mặc luộm thuộm không đúng chủ đề

Luôn cử động lắc lư, rung chân

Thuyết trình như đọc từ văn bản mẫu viết sẵn

Không chịu tiếp xúc ánh mắt với người nghe

Đứng yên giống như pho tượng

Lạm dụng quá nhiều vào slide trình chiếu  

Nói dông dài không đúng trọng tâm

Không tạo được không khí sôi nổi phấn khích

Kết thúc bài phát biểu một cách sơ sài nhạt nhẽo

 

Trà Giang – Theo 123job.vn

 

>> Xem thêm: Kỹ năng thuyết trình là gì? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng thuyết trình?

                         7 nguyên tắc vàng cho nghệ thuật thuyết trình trước đám đông

 

Bài viết liên quan

KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP


Bản quyền thuộc về GPO. Thiết kế website bởi Tâm Phát