5 Sai lầm thường gặp trong đàm phán, thương lượng và tuyệt chiêu đàm phán thành công
Có những sai lầm phổ biến nào trong việc đàm phán, thương lượng? Những bí kíp hay tuyệt chiêu nào có thể giúp mọi cuộc đàm phán đạt được mục đích thoả mãn các bên ký kết? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của GPO để tìm câu trả lời nhé!
1. Những sai lầm thường gặp trong đàm phán, thương lượng
1.1. Thiếu tự tin
Một quan niệm sai lầm là đàm phán chỉ dành cho những người tự tin và dày dặn chuyên môn. Tuy nhiên, việc thiếu tự tin và thiếu sự chuẩn bị chính là sai lầm trong các cuộc đàm phán. Trước bất cứ một cuộc thương thảo nào, bạn cần nắm vững những điều kiện có lợi cho các bên, dự đoán những từ chối và biện pháp xử lý từ chối. Một thái độ tự tin, hòa nhã sẽ giúp bạn trở nên đắt giá trong mắt đối tác.
1.2. Tin vào khái niệm “không thể thương lượng được”
Có một điều mà không ai phủ nhận được đó là khi bạn nghĩ như thế nào thì mọi việc bạn làm sẽ diễn ra như thế đó. Do đó, là một nhà đàm phán, bạn tin vào khái niệm “không thể thương lượng được” thì cuộc đàm phán đó sẽ không thể thương lượng được. Nếu bạn có thái độ như vậy thì bước đầu bạn đã thất bại trong cuộc đàm phán đó rồi. Do đó, chuẩn bị một thái độ tích cực với những chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn.
1.3. Không xây dựng mối quan hệ
Không xây dựng mối quan hệ với đối tác là một trong những sai lầm thường gặp trong đàm phán. Bởi bạn sẽ không thể hiểu được họ cần gì, điều gì thúc đẩy và cản trở họ để bạn đạt được cuộc đàm phán thành công. Do đó, một mối quan hệ tốt đẹp, một cái nhìn tổng quan là điều cần cho bất cứ cuộc đàm phán nào.
1.4. Ngại đưa ra đề nghị
Rất nhiều nhà đàm phán ngại đưa ra đề nghị bởi họ sợ bị từ chối. Tuy nhiên, từ chối là giai đoạn tất yếu của bất cứ cuộc thương thảo nào. Lý do từ chối không bao giờ mang tính cá nhân. Đó là nguyên nhân phản ánh đề nghị của bạn không đáp ứng đủ lợi ích của các bên hoặc chưa thỏa mãn yêu cầu của họ. Do đó, hãy thu thập các lý do bạn bị từ chối, khắc phục chúng cho đề nghị tiếp theo của bạn.
1.5. Nói quá nhiều
Với tâm lý mong muốn chiếm ưu thế, ai cũng muốn giới thiệu hoặc thắng bất cứ cuộc tranh luận nào. Tuy nhiên, nói đúng mực, dừng đúng điểm là kỹ năng quan trọng trong đàm phán. Nhận thức được điểm lặng trong đàm phán là mấu chốt cho những bước tiến lợi ích.
2. Tuyệt chiêu đàm phán thành công
2.1. Không nên thương lượng quá nhiều
Một trong những kỹ năng đàm phán thương lượng đầu tiên trong kinh doanh bạn cần lưu ý đó chính là không nên thương lượng quá nhiều.
Nếu bạn là bên mua, cần phải xem xét chất lượng hàng hóa và cân nhắc ngân sách, sau đó quyết định cần chi trả bao nhiêu cho đơn vị cung cấp.
Trong trường hợp là người bán thì cần phải hiểu rõ về sản phẩm cũng như giá trị của nó trước khi thuyết phục đối phương, tránh nói quá nhiều, dài dòng làm mất thời gian của cả 2 bên.
Không nên thương lượng quá nhiều và mức độ hiệu quả phụ thuộc vào sự quyết đoán của bạn.
2.2. Đừng vội chấp nhận lời đề nghị và không hạ thấp giá trị món hàng
Khi bạn là bên mua, bạn hãy nói ra con số trong phạm vi bạn có thể chi trả được. Tương tự khi bạn là bên bán, bạn không nên tự hạ thấp giá trị sản phẩm, hàng hóa để làm hài lòng khách hàng mà hãy đưa ra giá tiền mong muốn.
Đừng nên thay đổi và đừng trả giá với chính mình, hãy mua với giá tiền phù hợp nhất. Đặc biệt, không nên chấp nhận với lời đề nghị đầu tiên. Bởi bạn có thể bị thuyết phục nếu như đối phương là nhà đàm phán chuyên nghiệp.
Tóm lại, sau khi đối phương đưa ra lời đề nghị đầu tiên, bạn không nên chấp nhận ngay mà nên đàm phán thương lượng để có sự lựa chọn tốt hơn trong lần thứ 2. Chưa chắc giá tiền có cao lên hay giảm đi không, nhưng chắc chắn bạn sẽ đem lại thêm lợi ích cho bản thân hoặc công ty.
2.3. Không được đưa ra lời đề nghị trước
Một kỹ năng đàm phán quan trọng là bạn không nên trở thành người đề nghị trước. Việc bạn cần làm chính là chờ đợi đối phương đưa ra lời đề nghị trước, tuy nhiên bạn cũng không nên chấp nhận vội vàng mà phải thương lượng để có được mức giá tối ưu nhất.
2.4. Không được vội vàng
Không được vội vàng cũng là một kỹ năng đàm phán quan trọng. Các cuộc thương lượng nếu kết thúc quá nhanh chóng sẽ không đạt được kết quả tối ưu. Cuộc đàm phán sẽ có tốc độ và thời gian nhất định, bạn cần quan sát xem đối phương có đẩy nhanh tốc độ buổi thương lượng hay không, nếu có thường do:
- Họ thấy được quyền lợi mà bạn không nhận ra và chiếm hết quyền lợi đó
- Đối phương tìm thấy lỗi sai trong hợp đồng nên hối thúc bên bạn kết thúc nhanh chóng để biến bất lợi của bạn thành lợi ích của họ
Khi có sự thay đổi khác thường, bạn cần bình tĩnh suy nghĩ và tự đặt ra câu hỏi để điều bất lợi không xảy ra với mình.
2.5. Không nên cho không ai cái gì
Mọi cuộc thương lượng đàm phán đều tuân theo quy luật "có qua có lại". 2 lý do bạn cần nhớ kỹ và thực hiện áp dụng theo:
Khách thường có xu hướng "được voi đòi tiên", khi đã tặng họ một thứ miễn phí, thì họ có thể yêu cầu thêm món khác.
Khi tặng một món quà lần đầu thì có thể có thêm thứ hai nữa. Chẳng hạn, lần đầu tiên bạn bán hàng với mức giảm giá ưu đãi thì lần sau họ cũng có suy nghĩ được giảm giá ở những lần tiếp theo.
Tóm lại, kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh là kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ giao dịch nào. Đây chính là chìa khoá giúp bạn thành công và chiến thắng mang lại lợi thế lớn cho cá nhân và công ty mình..
Trà Giang – Tổng hợp
>> Xem thêm: Kỹ năng đàm phán và thuyết phục là gì? Bí quyết nào cho những cuộc đàm phán thành công?
Bài viết liên quan
KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP