1
Bạn cần hỗ trợ?

3 Case-study nổi tiếng chứng minh tầm quan trọng của sự sáng tạo và đổi mới trong tinh thần kinh doanh

Yếu tố nào tạo ra một sản phẩm đột phá sáng tạo? Đây không phải là một câu hỏi đơn giản vì các nhà đổi mới kinh doanh thường đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để đưa ý tưởng lớn của họ ra thị trường. Đối với những người như vậy, phần thưởng họ nhận được rất đáng ngưỡng mộ, có thể về vật chất, tinh thần, hay địa vị. 


“Người tiên phong” có lợi thế rất lớn bởi đó là những thương hiệu đầu tiên trên thị trường mới, có cơ hội ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng. 

 

Nhắc đến sàn thương mại điện tử không thể không nhắc đến Amazon – được thành lập năm 1994 bởi tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos (theo công bố của Forbes năm 2021). Hiện nay đây vẫn là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. Bắt đầu với cửa hàng đầu tiên khai trương vào năm 1971 tại khu chợ Pike Place lâu đời của Seattle, Starbucks đã phục vụ một số loại cà phê nguyên hạt rang tươi ngon và trở thành chuỗi thương hiệu số 1 thế giới trong ngành F&B ngày nay. Trong khi đó, eBay thành lập năm 1995 với ý tưởng cho phép mọi người bán mọi thứ cho bất kỳ ai trả giá cao hơn cho món hàng đã ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng là trang đấu giá trực tuyến đầu tiên trên thế giới.

 

Nhưng bên cạnh đó, có hàng trăm công ty đối thủ khác của các ông lớn không thể bứt phá. Vậy sự khác biệt là gì? Hãy cùng GPO tìm hiểu 3 case-study dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Hình dung thị trường

 

Silly Putty, Peter Hodgson - Đào tạo doanh nghiệp GPO

 

Trong thời kỳ thiếu thốn cao su trong Thế chiến II, chính phủ Hoa Kỳ đã kêu gọi ngành công nghiệp phát minh ra cao su tổng hợp. General Electric đã tạo ra một chất gọi là “cá bảy màu” có thể kéo giãn và có độ đàn hồi cực tốt. Đây là tính chất mà cao su nhân tạo không có. 

 

General Electric sau đó đã gửi mẫu này đến các nhà khoa học và học giả trên toàn thế giới để xin ý kiến xem có thể làm gì với loại chất này. Tuy nhiên, không ai nghĩ ra sáng kiến nào dành cho thứ chất lạ này cả.

 

Sau chiến tranh, một marketer thất nghiệp tên là Peter Hodgson nhìn thấy chủ cửa hàng đồ chơi Ruth Fallgatter đang kéo và chơi với những thứ đó, và cả hai đều nghĩ rằng nó sẽ tạo ra một món đồ chơi tuyệt vời. Một năm sau, Hodgson trả cho GE 147 USD bản quyền sáng chế và một vài khoản chi phí khác từ số tiền đi vay, và bắt đầu lại sự nghiệp của mình.

 

Anh ta đặt cho “cá bảy màu” một cái tên mới bắt tai, tạo ra những hình thù ngộ nghĩnh, và đưa sản phẩm đến các cửa hàng đồ chơi và hiệu sách. Nhưng không ai mua hàng cho đến khi một nhà văn của tạp chí The New Yorker mua và trải nghiệm, yêu thích loại đồ chơi mới này và lên bài giới thiệu trong số tiếp theo của tạp chí.

 

Peter Hodgson đã nhận được 250.000 đơn đặt hàng cho dòng sản phẩm Silly Putty trong suốt ba ngày sau đó. Khi ông qua đời vào năm 1976, Hodgson trị giá 140 triệu USD.

 

Bài học rút ra: Phương pháp PR truyền thống (như được quảng bá qua tạp chí trong trường hợp trên) có sức lan toả cực kỳ mạnh mẽ.

Sự khéo léo chống sai lầm

 

Liquid Paper, Mistake Out - Đào tạo doanh nghiệp GPO

Vào những năm 1950, Bette Nesmith Graham là một bà mẹ đơn thân làm thư ký tại một ngân hàng. Mặc dù cô ấy không phải là một thư ký xuất sắc và mắc rất nhiều lỗi đánh máy nhưng lại là một nghệ sĩ tài. Vì vậy, hàng năm, ngân hàng đều yêu cầu cô ấy vẽ cảnh Giáng sinh lên cửa sổ.

 

Một năm nọ, Graham đã mắc lỗi khi vẽ cảnh ngày lễ. Cô đã lấy một ít màu keo để sơn lại những lỗi chính tả và tự nghĩ: “Ước gì mình có thể làm được điều đó khi đang đánh máy.” Và thế là ý tưởng kinh doanh đã ra đời. Sau giờ làm việc, Graham đã thử nghiệm ngay.

 

Sau nhiều nỗ lực, cô đã tạo ra Liquid Paper – khởi nguồn của những sản phẩm bút xoá chúng ta dùng ngày nay. Nhưng không giống như Peter Hodgson, sự đổi mới của Graham không thành công trong một sớm một chiều. Cô tiếp tục làm việc tại ngân hàng và tạo ra dòng sản phẩm có tên là "Mistake Out" bán được 100 chai mỗi tháng.

 

Thách thức gặp phải là bởi đây là sản phẩm rất sáng tạo, chưa ai từng nghĩ họ sẽ cần có một sản phẩm như vậy. Nhưng khi khách hàng bắt đầu nhận biết được sản phẩm, công việc kinh doanh dần phát triển. 18 năm sau, Liquid Paper đạt doanh thu 1 triệu USD/năm. 5 năm sau đó, con số này đã lên đến 25 triệu USD/năm.

 

Bài học rút ra: Sự bền bỉ, kiên trì sẽ được đền đáp. Khi là người tiên phong trong thị trường mới, cần gia tăng nhận thức của khách hàng về nhu cầu sản phẩm.

Sáng tạo sai lầm

 

New Coke - Đào tạo doanh nghiệp GPO

 

Trong lịch sử kinh doanh, có lẽ quyết định kinh doanh tồi tệ nhất mọi thời đại là quyết định bỏ Coke truyền thống để tung ra New Coke của Coca-Cola. 

 

Quyết định này được đưa ra vào giữa những năm 1980 trong bối cảnh của cuộc chiến không khoan nhượng giữa Pepsi và Coca-Cola. “Thử thách Pepsi” là một chiến dịch quảng cáo trên truyền hình khuyến khích người tiêu dùng so sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của 2 ông lớn giải khát.

 

Nhóm nghiên cứu của Coca-Cola đã thử nghiệm các công thức mới,và tìm thấy một công thức có thể đánh bại Pepsi trong các cuộc chiến hương vị. Tin chắc phần thắng, Coca-Cola đã hân hoan tung ra “New Coke” vào cuối tháng 4/1985 và ngừng sản xuất Coke truyền thống để tập trung cho dòng sản phẩm mới này.

 

Sản phẩm mới của Coca-Cola đã bị tẩy chay mạnh mẽ. Những khách hàng trung thành bày tỏ sự không hài lòng vì không thể tìm thấy Coke truyền thống trên kệ hàng nữa. Chỉ trong vòng 3 tháng, New Coke đã bị thu hồi và sản phẩm Coke nguyên bản được khôi phục sản xuất đưa ra thị trường.

 

Nhóm nghiên cứu của Coca-Cola đã bỏ qua lợi thế của họ khi đang sở hữu sản phẩm mang ý nghĩa biểu tượng của thương hiệu. Số sản phẩm Coke bán ra trong những năm 1950 cao hơn gấp 5 lần so với Pepsi cho thấy niềm tin vào hương vị của Coke truyền thống đã ăn sâu và tâm trí khách hàng. 

 

Bài học rút ra: Đổi mới là rất tốt, nhưng đổi mới bản thân nó là chưa đủ. Sản phẩm sáng tạo thực sự tuyệt vời khi không chỉ mới mà còn đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng của thị trường. Trong trường hợp trên, sản phẩm đủ tốt, đủ sức nhận diện thương hiệu không nên bị thay thế.

 

Trà Giang – Theo Success

 

GPO chuyên cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao về quản trị nhân sự, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo kỹ năng huấn luyện, nâng cấp bộ kỹ năng mềmkỹ năng bán hàng, hãy đăng ký ngay để được liên hệ tư vấn giải pháp của chúng tôi.

 

 

>> Xem thêm:

Thay đổi 4 kiểu tư duy này, đội ngũ bán hàng đánh đâu thắng đó

8 Cách trở thành leader “vạn người theo”

Không ngừng học hỏi để thành công - Việc học hoá nhẹ nhàng với 3 cách sau

 

 

 

Bài viết liên quan

KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP


Bản quyền thuộc về GPO. Thiết kế website bởi Tâm Phát