1
Bạn cần hỗ trợ?

11 Bài học lãnh đạo từ CEO Zander Lurie của SurveyMonkey

Thuộc Momentive, SurveyMonkey cung cấp các giải pháp quản lý trải nghiệm và hỗ trợ các nhà nghiên cứu tìm insight khách hàng thông qua nền tảng trí tuệ nhân tạo.  


Zander Lurie bắt đầu sự nghiệp từ năm 1999 trong nhóm ngân hàng đầu tư công nghệ tại JPMorgan - hãng dẫn đầu trong các giao dịch cổ phần và M&A trong lĩnh vực Internet.

 

“Thời điểm tôi bắt đầu, Yahoo, Netscape và Amazon mới được ra đời, cơ sở hạ tầng Internet đang dựa vào các nhà cung cấp khác. Không chỉ tôi mà những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa đều bị thu hút bởi ngành công nghiệp này”, ông chia sẻ.

 

Sau 6 năm làm việc tại JPMorgan và kinh qua các chức vụ quan trọng tại CNET, CBS và GoPro, Lurie đã gia nhập SurveyMoney cách đây 5 năm rưỡi với tư cách là Giám đốc điều hành.

 

Cùng GPO tìm hiểu 11 bài học về bí quyết lãnh đạo của Zander Lurie được chia sẻ với Jason Nazar – đồng sáng lập và CEO của Comparably trong chuỗi series Leadership Lessons của hãng trong bài viết này.

 

11 Bài học lãnh đạo từ CEO Zander Lurie của SurveyMonkey - Đào tạo doanh nghiệp GPO

 

1. Tập trung vào bốn lĩnh vực chính

- Chiến lược công ty: Thế giới không ngừng thay đổi và các đối thủ cạnh tranh cũng vậy. Nhà lãnh đạo phải luôn nghĩ đến chiến lược phát triển công ty và đi trước thị trường.

- Tuyển dụng và phát triển tài năng: Theo quan điểm của Lurie: “Nếu tôi xuất sắc trong quản lý con người, tôi đã hoàn thành tốt công việc của mình”

- Thúc đẩy trách nhiệm: Đảm bảo đội ngũ giữ vững tinh thần trách nhiệm, làm việc hiệu quả đối với tất cả những nhiệm vụ được giao

- Giao tiếp: Thống nhất những thông tin trao đổi với người khác và đặt mức độ trao đổi thường xuyên đối với từng đối tượng.

 

2. Đừng cố chấp với mục tiêu đã tồn tại cả thập kỷ vì tình hình có thể thay đổi vào thời điểm bạn đạt được mục tiêu đó

Con đường trở thành CEO của Lurie là một con đường quanh co. Cuối cùng ông đã tiếp nhận vai trò hàng đầu tại SurveyMonkey sau khi cựu CEO - người bạn và cố vấn của ông Dave Goldberg - qua đời ở tuổi 47. Nếu tham vọng chính của bạn là trở thành một CEO, Lurie nói rằng cách tốt nhất là bạn nên thành lập công ty của riêng mình.

3. Quyết định quan trọng nhất những ngày đầu làm CEO là quyết định về con người

“Xung quanh bạn là những người đẳng cấp, chính trực, coi trọng văn hoá công ty, làm việc nghiêm túc và cẩn thận, và họ cũng mong đợi người quản lý sẽ như vậy”, Lurie chia sẻ. Ông đã đưa ra quyết định hết sức khó khăn khi phải đứng trước một căn phòng gồm 120 nhân viên của SurveyMonkey và quyết định để họ ra đi, trong khi nhiều người trong số họ vẫn đang đau buồn trước cái chết của cố Giám đốc Goldberg. Nhưng nếu không có mục đích rõ ràng và niềm tin tuyệt đối vào những người xung quanh, Lurie cho rằng mình không thể thành công trong vai trò mới.

4. CEO không phải là người giỏi nhất

“Các nhân viên của tôi thông minh hơn tôi ở gần như mọi lĩnh vực. Vì vậy, rất hiếm khi có trường hợp nào tôi nhìn ra lỗi lầm nào đó mà họ không thấy”. Thay vào đó, CEO cần làm tốt công việc của mình mỗi ngày và tạo môi trường cho đội ngũ phát huy thế mạnh.

5. Thời gian là nguồn tài nguyên quý giá nhất

Cách sử dụng thời gian rất quan trọng. Đối với Lurie, ông dành phần lớn thời gian vào việc xây dựng mối quan hệ. Bất kể khi làm việc, xã giao, hay thậm chí thời gian nghỉ ngơi cuối tuần, ông luôn muốn gặp gỡ những người có chung niềm hứng thú và tinh thần kinh doanh.

6. Đừng đánh giá thấp tiềm năng của chuyển đổi kỹ thuật số

Thế giới vẫn đang trong công cuộc chuyển đổi số và SaaS đã trải qua một thập kỷ phát triển đáng kinh ngạc. Khi đang nắm trong tay một loại sản phẩm, dịch vụ sẵn sàng giải quyết nhu cầu của khách hàng, hãy bắt tay ngay vào việc phát triển và đưa nó ra thị trường. Đừng sợ thất bại vì sau những kinh nghiệm rút ra, biết đâu sản phẩm của bạn có thể thay đổi cả thế giới.

7. Cạnh tranh lành mạnh có tác dụng tích cực đến ngành công nghiệp

Bằng sáng chế giờ đây không còn những lợi thế như trước nữa. Đã qua rồi cái thời mà người ta nhờ vào bằng sáng chế mà ra giá sản phẩm cao nhất thị trường. Lurie nói: “Hãy nhìn vào thị trường vũ trụ, nhìn vào thị trường vắc xin Covid, nhìn vào thị trường xe điện. Mọi thứ nên cạnh tranh. Điều đó mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng và giúp ngành công nghiệp phát triển”.

8. Tăng trưởng kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới, như Warren Buffett nói

Bạn có thể không nhận ra điều đó khi còn trẻ, nhưng nếu có thể hiểu được điều đó ở độ tuổi 20 thì kết quả sẽ được đền đáp khi đến những năm 40, 50 tuổi. Lurie nói rằng điều này không chỉ đúng với đầu tư tài chính mà còn áp dụng cho “những mối quan hệ, tư duy phát triển, những kỹ năng đang học, trải nghiệm của bản thân và những giá trị tạo ra cho xã hội”.

9. Tin tưởng nhân viên và cho họ quyền lựa chọn nơi làm việc

Toàn thế giới đang cố gắng khống chế dịch bệnh để các doanh nghiệp có thể trở lại làm việc bình thường. Theo Lurie, các công ty phải hết sức lưu ý khi kêu gọi nhân viên trở lại làm việc tại văn phòng: “Hãy có chiến lược và sáng tạo khi tập hợp đội ngũ và tận dụng hết những thế mạnh có sẵn trong giai đoạn mới”.

10. Xây dựng mạng lưới chức năng chéo trong nội bộ

Lurie nói: “Không nên để ai gánh vác những việc khó khăn một mình. Mọi người phải làm việc trong các nhóm chức năng chéo." Một mạng lưới đa chức năng nội bộ sẽ giúp các thành viên tận dụng thế mạnh của nhau để hoàn thành công việc với năng suất và hiệu quả cao nhất.

11. Chính bạn là người quản lý sự nghiệp của mình

Không ai có thể hiểu bạn bằng chính bản thân mình. Hãy tin tưởng vào bản thân, trao đổi với quản lý của mình về mục tiêu, dự định, kế hoạch đạt được mục tiêu đã đặt ra, những điểm bản thân đã làm tốt và những trở ngại bạn gặp trong công việc và cuộc sống. Đôi khi, những người xung quanh sẽ đưa ra những lời khuyên nhưng lựa chọn thế nào cuối cùng vẫn nằm ở chính bản thân bạn.

 

Trà Giang – Theo Entrepreneur

 

GPO chuyên cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao về quản trị nhân sự, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo kỹ năng huấn luyện, nâng cấp bộ kỹ năng mềmkỹ năng bán hàng, hãy đăng ký ngay để được liên hệ tư vấn giải pháp của chúng tôi.

 

 

>> Xem thêm:

3 Case-study nổi tiếng chứng minh tầm quan trọng của sự sáng tạo và đổi mới trong tinh thần kinh doanh

Thay đổi 4 kiểu tư duy này, đội ngũ bán hàng đánh đâu thắng đó

8 Cách trở thành leader “vạn người theo”

 

 

 

Bài viết liên quan

KHÓA KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Trong 2 ngày 27-28/10/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt KHOÁ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG tại tập đoàn OSG Nhật Bản.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Trong 2 ngày 27-28/7/2023 – Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã có hai ngày đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CON NGƯỜI (PEOPLE MANAGEMENT) CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Trong ngày 19-20/7/2023 Giảng viên Yến Đỗ - Giám đốc công ty GPO (www.gpo.vn) đã trực tiếp đào tạo và dẫn dắt khoá đào tạo QUẢN TRỊ CON NGƯỜI CHO CÁC DOANH NGHIỆP


Bản quyền thuộc về GPO. Thiết kế website bởi Tâm Phát